Phòng Quản lý khoa học
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC
1. Thông tin liên hệ
1.1. Địa chỉ: Phòng 402, nhà A, Trường Đại học Công đoàn - 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
1.2. Số điện thoại: 02438574147
1.3. Email: phongkhoahoc@dhcd.edu.vn
2. Giới thiệu: Tiền thân của Phòng Quản lý khoa học là Phòng Khoa học Thông tin tư liệu. Đến tháng 9/1993, Phòng được đổi tên là Phòng Quản lý khoa học. Hiện nay phòng có 8 (tám) viên chức. Trong đó có 2 (hai) viên chức trình độ tiến sĩ, 4 (bốn) viên chức trình độ thạc sỹ và 2 (hai) viên chức trình độ cử nhân .
Xác định nghiên cứu khoa học là một trong 2 nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, Phòng Quản lý khoa học đã không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về quản lý, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Nhờ vậy, trong những năm qua công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất lượng, năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên ngày càng được nâng cao.
3. Đội ngũ viên chức
Trưởng Phòng:
TS. Nguyễn Hải Hoàng
Email: hoangnh@dhcd.edu.vn
Phó Trưởng Phòng:
ThS. Lê Thị Phương Thảo
Email: thaolp@dhcd.edu.vn
Phó Trưởng Phòng:
TS. Nguyễn Mạnh Thắng
Email: Thangnm@dhcd.edu.vn
Các chuyên viên:
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh
Email: vananhnt@dhcd.edu.vn
ThS. Nguyễn Ngọc Trường
Email: truongnn@dhcd.edu.vn
Ths.Nguyễn Kim Thanh
Email: kimthanhcd@gmail.com
CN.Trần Hậu Hùng
Email: hungth@gmail.com
CN.Nguyễn Văn Đức
Email: Ducnv@gmail.com
4. Chức năng, nhiệm vụ
4.1. Chức năng: Phòng Quản lý khoa học có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
4.2. Nhiệm vụ: Phòng Quản lý khoa học có các nhiệm vụ sau:
i) Chủ trì xây dựng và bảo vệ các chương trình NCKH, các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đột xuất về nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ trong Nhà trường và hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.
ii) Hướng dẫn các bộ phận trong trường lập kế hoạch NCKH của các bộ phận. Quản lý các đề tài NCKH. Xác nhận kết quả nghiên cứu khoa học trong Nhà trường.
Phối hợp với các bộ phận xây dựng quy chế đánh giá, nghiệm thu công trình NCKH trong Nhà trường trình Hiệu trưởng ban hành.
iii) Kết hợp với các bộ phận trong và ngoài Nhà trường tạo điều kiện cho các đề tài NCKH được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch đã duyệt.
iv) Thừa ủy quyền của Hiệu trưởng tổ chức nghiệm thu, tổng hợp, đánh giá và công nhận các đề tài, công trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên Nhà trường theo chế độ hiện hành. Tổng kết, đề nghị Nhà trường xét khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong NCKH.
v) Phối hợp với các Khoa, Phòng, Bộ môn, Trung tâm để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học, viết giáo trình, tài liệu và công tác NCKH của sinh viên.
vi) Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học. Sơ kết, tổng kết công tác NCKH của Nhà trường. Giúp đỡ, hướng dẫn các hội nghị khoa học, hội thảo, hội nghị chuyên đề của các Khoa, Bộ môn.
vii) Chủ động mở rộng hợp tác NCKH với các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan tổ chức quốc tế…để ứng dụng cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giảng viên Nhà trường.
viii) Tổ chức giới thiệu, thông báo kết quả NCKH của Nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng và chịu trách nhiệm phát hành Tạp chí Nghiên cứu khoa học Công đoàn của Nhà trường và quản lý Website của Nhà trường. Lưu trữ và xây dựng nội quy sử dụng các kết quả NCKH của Nhà trường.
ix) Tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện các vấn đề hợp tác quốc tế của Nhà trường đối với các tổ chức, cá nhân ngoài nước liên quan đến công tác NCKH.
x) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về NCKH cho cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường.
xi) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, quy định về NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường.
xii) Thực hiện một số công việc khác do Hiệu trưởng giao.
5. Thành tích - Khen thưởng
- Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2010;
- Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2015;
- Giấy khen của Ban chấp hành Đảng bộ Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tặng Chi bộ Phòng Quản Lý Khoa học đạt tiêu chuẩn ‘Trong sạch vững mạnh tiêu biểu” 3 năm liên tục 2010-2012;
- Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2018.
- Giấy khen của Ban chấp hành Công đoàn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho Công đoàn bộ phận vì đã có thành tích xuất sắc trong phòng trào “Thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh” năm 2013 và 2016;
- Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn tặng Giấy khen vì đã có thành tích trong xây dựng và phát triển Trường Đại học Công đoàn năm 2016.
6. Định hướng phát triển
- Thực hiện mục tiêu: “Chất lượng – hiệu quả - ứng dụng” các đề tài NCKH từ cấp Nhà nước, cấp Thành phố, cấp Bộ và cấp Tổng Liên đoàn đến cấp cơ sở của Nhà trường, đều nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh.
- Lập kế hoạch và tổ chức các chuyên đề, tọa đàm, hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học nhằm nâng cao năng lực NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường.
- Từ nay đến năm 2025 tăng số lượng và nâng cao chất lượng các bài báo đăng Tạp chí trong nước, tạp chí quốc tế, báo cáo hội thảo trong nước, hội thảo nước ngoài, các đề tài NCKH cấp trên cơ sở, cấp cơ sở và đề tài NCKH sinh viên.
- Tập trung nghiên cứu các vấn đề cấp bách như: Nghiên cứu về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; những thay đổi về số lượng, chất lượng, thành phần cơ cấu CNVC-LĐ; tình hình việc làm, tiền lương, điều kiện lao động, quan hệ lao động; Nghiên cứu lối sống, việc làm, thu nhập của công nhân lao động; sự phân tầng xã hội trong giai cấp công nhân.…
- Tập trung nghiên cứu những vấn đề giải pháp đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong điều kiện mới.
- Tập trung nghiên cứu tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến công nhân viên chức và người lao động; cơ chế đảm bảo quyền dân chủ của người lao động ở cơ sở; nghiên cứu và triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động…
- Tập trung nghiên cứu những giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động, nội dung, phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng, thương hiệu Trường Đại học Công đoàn.
- Tập trung nghiên cứu những giải pháp để hợp tác với các học viện, các trường đại học quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo.
7. Tài nguyên và Mẫu văn bản NCKH
- Phụ lục II - NCKH của sinh viên
- Phụ lục III - Biên soạn Giáo trình, Sách, Tài liệu tham khảo
- Mẫu Lý lịch khoa học
- Qui trình đăng ký NCKH của sinh viên
- Mẫu tổng hợp giờ NCKH cho giảng viên
- Mẫu thanh toán đề tài NCKH
8. Nghiên cứu khoa học của sinh viên
• Danh sách de tai NCKH cua sinh vien sinh viên đã nghiệm thu năm 2006 - 2007
• Danh sách de tai NCKH cua sinh viên đã nghiệm thu năm 2007 - 2008
• Danh sách de tai NCKH cua sinh viên đã nghiệm thu năm 2008 - 2009
• Danh sách de tai NCKH cua sinh viên đã nghiệm thu năm 2009 - 2010
• Danh sách đề tài NCKH của sinh viên đã nghiệm thu năm 2010 - 2011
• Danh sách đề tài NCKH của sinh viên đã nghiệm thu năm 2011 - 2012
9. Dưới đây là một số hình ảnh