Khoa Sau đại học
KHOA SAU ĐẠI HỌC
1. Thông tin liên hệ
1.1. Địa chỉ: Phòng 401 nhà A, Trường Đại học Công đoàn, số 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
1.2. Số điện thoại: 04.35334231
1.3. Email: ksdh@dhcd.edu.vn
2. Giới thiệu
Ngày 03/11/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 252/2006/QĐ-TTg về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ cho Trường Đại học Công đoàn. Đồng thời, ngày 05/12/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 7200/QĐ-BGDĐT giao cho Trường Đại học Công đoàn đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực.
Để chuẩn bị các điều kiện đào tạo trình độ sau đại học, ngày 01/12/2006 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn, khoa Sau đại học đã chính thức được thành lập.
Tháng 8 năm 2007, Trường Đại học Công đoàn tiến hành tuyển sinh khóa cao học đầu tiên chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực. Tiếp sau đó, Trường được Bộ giáo dục- Đào tạo cho mở thêm 04 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Xã hội học.
Năm 2015, Trường Đại học Công đoàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực.
Trãi qua 15 năm hình thành và pháp triển (2006 - 2021), đến nay đã có tổng cộng 1145 học viên tốt nghiệp được cấp bằng thạc sĩ, 06 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án, được công nhận và cấp bằng tiến sĩ.
Theo định hướng phát triển của nhà trường, trong thời gian tới Trường Đại học Công đoàn sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án mở thêm các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ mới như Luật kinh tế, Tài chính- Ngân hàng, Công tác Xã hội...
3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
TRƯỞNG KHOA |
TS. Lê Xuân Sinh |
|
|
PHÓ TRƯỞNG KHOA |
TS. Trần Thị Hoài Thu |
|
|
CHUYÊN VIÊN CHÍNH |
ThS. Nguyễn Phương Lan |
|
|
GIẢNG VIÊN |
TS. Nguyễn Thị Hồng Cẩm |
|
4. Chức năng, nhiệm vụ
Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường.
5. Đào tạo
5.1. Đào tạo trình độ thạc sĩ
5.1.1. Ngành Quản trị nhân lực
- Mã ngành đào tạo: 8340404
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài, tốt nghiệp đại học khối ngành Kinh doanh và quản lý; Kinh tế học; Kỹ sư kinh tế; Quản lý kinh tế; Quản lý công nghiệp… được dự thi ngay khi tốt nghiệp; Thí sinh có bằng đại học ngành khác phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi và có xác nhận của cơ quan cử đi học trong lĩnh vực quản lý, quản trị.
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quản trị nhân lực
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo trình độ thạc sĩ Quản trị nhân lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân; Có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị nhân lực, có thể vận dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
+ Cán bộ lãnh đạo cấp cao về nhân sự như giám đốc, phó giám đốc phụ trách nhân sự trong doanh nghiệp và giám đốc, phó giám đốc sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Nội vụ, các trung tâm, Trưởng, Phó ban tổ chức Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Cán bộ quản lý các vụ, cục thuộc các Bộ, ban Quan hệ lao động của Tổng Liên đoàn Lao động, các công đoàn ngành trung ương.
+ Cán bộ quản lý cấp trung: trưởng, phó phòng/ ban nhân sự, các bộ phận thuộc sở, ban, ngành của tỉnh: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sở nội vụ, sở Lao động- thương binh- xã hội, các huyện, thị.
+ Nhân viên, chuyên viên trong các bộ phận quản lý nhân sự của các doanh nghiệp thuộc mọi cấp độ: công ty, tổng công ty, tập đoàn.
+ Nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy về quản lý lao động tại các cơ sở đạo tạo đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trung tâm tư vấn lao động, việc làm.
5.2.2. Ngành Quản trị kinh doanh
- Mã ngành đào tạo: 8340101
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài, Tốt nghiệp đại học khối ngành kinh doanh và quản lý, Kinh tế học; Kỹ sư kinh tế; Quản lý kinh tế; Quản lý công nghiệp…
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh và quản lý, có thể đảm nhận công việc của chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị kinh doanh; có tư duy phản biện; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan lĩnh vực kinh doanh và quản trị kinh doanh.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên viên, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
+ Chuyên gia, tham mưu cho lãnh đạo trong kinh doanh, cán bộ nguồn về nghề giám đốc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, các ban quản lý dự án đầu tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội…
+ Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học và các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý.
+ Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý.
+ Tự học tập, nghiên cứu và bổ sung tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.
5.2.3. Ngành Kế toán
- Mã ngành đào tạo: 8340301
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài, tốt nghiệp đại học khối ngành Kinh doanh và quản lý; Kinh tế học; Kỹ sư kinh tế; Quản lý kinh tế; Quản lý công nghiệp…
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Kế toán
- Mục tiêu đào tạo: Đào trình độ thạc sĩ ngành Kế toán, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân; có kiến thức chuyên sâu về kinh tế tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán , có khả năng tổ chức, thực hành và làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong các tổ chức, trong đó có doanh nghiệp, cơ quan tổ chức công đoàn tại các vị trí quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và kiến thức nền tảng phục vụ cho học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về kế toán.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
+ Chuyên gia hoạch định, phân tích và tư vấn các chính sách tài chính, kế toán, kiểm toán trong các đơn vị.
+ Chuyên viên, chuyên viên cao cấp về tài chính, kế toán, kiểm toán và phân tích trong các đơn vị.
+ Nghiên cứu và giảng viên kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nếu được trang bị thêm kiến thức và phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng.
5.2.4. Ngành quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Mã ngành đào tạo: 8340417
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài, tốt nghiệp đại học khối ngành kinh doanh và quản lý; ngành Bảo hộ lao động; Môi trường; Quan hệ lao động và khối ngành Kỹ thuật…
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Mục tiêu đào tạo: Đào trình độ thạc sĩ Quản lý AT&SKNN, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có tinh thần và thái độ phục vụ công nhân viên chức, người lao động và nhân dân, có kiến thức chuyên sâu về Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, hiểu biết sâu về các điều kiện làm việc, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn và vệ sinh trong lao động; có khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề về lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động, đồng thời đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất, kiểm soát, loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
+ Cán bộ, nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các ngành và cơ quan thuộc lĩnh vực quản lý An toàn vệ sinh lao động; Cán bộ giảng dạy về An toàn vệ sinh lao động trong các trường đại học và cao đẳng; Có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ tổ chức làm công tác An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; Kiểm tra An toàn vệ sinh lao động của Công đoàn; Quản lý nhà nước và Thanh tra nhà nước về An toàn vệ sinh lao động.
+ Chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý, thẩm định các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế về an toàn, sức khỏe, phòng chống thương tích, bệnh tật cho người lao động. Thẩm định các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để ngăn ngừa tai nạn lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tài sản và môi trường.
+ Giảng viên, huấn luyện viên về quản lý AT&SKNN
5.2.5. Ngành Xã hội học
- Mã ngành đào tạo: 8310301
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài, tốt nghiệp đại học khối ngành Xã hội học và Nhân học, Báo chí; Công tác xã hội.
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ
- Mục tiêu đào tạo: Đào trình độ thạc sĩ Quản lý AT&SKNN, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân, có kiến thức chuyên sâu về xã hội học, có khả năng tư duy sáng tạo, làm việc và nghiên cứu độc lập và có năng lực tổng hợp, giải quyết các vấn đề xã hội mang tính thực tiễn cao. Có đủ kiến thức và năng lực để học tiếp ở bậc cao hơn.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
+ Công tác tại các ban ngành của Trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội ;
+ Đảm nhiệm công tác nghiên cứu khoa học tại các Viện, các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành hoặc liên ngành khoa học xã hội;
+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;
+ Chuyên gia tư vấn/nghiên cứu viên/cộng tác viên cho các tổ chức Phi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các công ty và doanh nghiệp ;
+ Cán bộ chuyên trách/ cộng tác viên hoạt động trong các cơ quan truyền thông báo chí, truyền hình, cơ quan ngôn luận;
+ Cán bộ phụ trách mảng công tác xã hội và hoạt động xã hội trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác nhau như: UBND các cấp, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn…
+ Có thể học lên trình độ tiến sĩ thuộc chuyên ngành Xã hôi học hoặc ngành gần.
5.2. Đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực
- Mã ngành đào tạo: 9340404
- Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam và người nước ngoài, tốt nghiệp thạc sĩ, đại học loại giỏi khối ngành Kinh doanh và quản lý.
- Thời gian đào tạo: 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 04 năm đối với người có bằng đại học.
- Bằng tốt nghiệp: Tiến sĩ Quản trị nhân lực.
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị nhân lực.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
+ Bộ Nội vụ, Sở nội vụ, Bộ LĐ-TB - XH, Ban, vụ tổ chức cán bộ các cơ quan Trung ương, lãnh đạo Sở, ngành địa phương.
+ Chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý lao động, nghiên cứu viện các viện nghiên cứu về lao động, quản lý lao động trong các viện nghiên cứu về lao động, quản lý lao động.
+ Giám đốc, Tổng giám đốc, quản trị cấp cao, chuyên viên quản lý trong các doanh nghiệp (tập đoàn, Tổng công ty, công ty…)
+ Giảng viên ngành quản trị nhân lực trong các Trường cao đẳng, đại học.
6. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Tham gia đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, đề tài cấp Bộ, viết bài đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.
7. Hoạt động đoàn thể
8. Thành tích – khen thưởng
- Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2015
- Giấy khen của Trường Đại học Công đoàn năm 2016
- Giấy khen của Công đoàn các cơ quan trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2014
- Giấy khen của Trường Đại học Công đoàn năm 2021: có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2021
9. Định hướng phát triển
10. Một số hình ảnh