Khoa Quan hệ lao động và Công đoàn
KHOA QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN
1. Thông tin liên hệ
1.1. Địa chỉ: Phòng 308 – nhà B – Đại học Công đoàn – 169 – Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội.
1.2. Số điện thoại: 0243.8517078
1.3. Email: kcongdoan@dhcd.edu.vn
2. Giới thiệu
2.1. Mô tả tổng quan về Khoa
Khoa Quan hệ lao động và Công đoàn tiền thân là Khoa Lý luận và Nghiệp vụ Công đoàn, được thành lập từ năm 1946 cùng với sự hình thành Trường, với chức năng nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo dài hạn và ngắn hạn cho cán bộ Công đoàn các cấp trên cả nước. Từ năm 2014, Hiệu trưởng Trường đã ký quyết định thành lập ngành QHLĐ và giao cho Khoa nhiệm vụ phụ trách, đào tạo cử nhân Quan hệ lao động. Năm 2016, Khoa chính thức được đổi tên thành Khoa Quan hệ lao động & Công đoàn (Khoa). Sự ra đời của ngành QHLĐ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Trường - là cơ sở đại học thứ hai trên cả nước đào tạo cử nhân QHLĐ. Mặc dù được thành lập sau các ngành đào tạo khác nhưng với tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống đào tạo của Nhà trường, kết hợp với sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ giảng viên, Khoa đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong hoạt động đào tạo, NCKH. Trong những năm qua, có hàng trăm cử nhân QHLĐ đã tốt nghiệp ra trường, nhiều em đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội. Khoa đã góp phần thực hiện sứ mạng của Nhà trường , đóng góp tích cực vào việc cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt trong lĩnh vực QHLĐ và Công đoàn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam và sự phát triển kinh tế đất nước. Cho đến nay, ngành QHLĐ đã trải qua 08 năm xây dựng và trưởng thành, đang dần được mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.
Chức năng, nhiệm vụ:
1. Chức năng: Khoa Quan hệ lao động và Công đoàn có chức năng quản lý chuyên môn về đào tạo khoa học và công nghệ của ngành Quan hệ lao động và Công đoàn. Phối hợp cùng với các đơn vị chức năng của Nhà trường quản lý sinh viên chính quy học ngành quan hệ lao động và học viên các lớp đào tạo ngắn hạn về Lý luận và Nghiệp vụ Công đoàn.
2. Nhiệm vụ: Khoa Quan hệ lao động và Công đoàn có các nhiệm vụ:
1. Đề xuất Hiệu trưởng về cải tiến nội dung chương trình, phát triển các chuyên ngành đào tạo về Quan hệ lao động và Công đoàn.
2. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của các học phần được phân công trong chương trình đào tạo và thực hiện kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.
3. Xây dựng và thường xuyên cập nhật, điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần được phân công trong chương trình đào tạo theo kế hoạch của Nhà trường; biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo được Hiệu trưởng Nhà trường giao.
4. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật ( dự giờ, sinh hoạt khoa học...) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
5. Tham gia coi thi; xây dựng đề thi hoặc bộ đề thi các học phần; thực hiện chấm kiểm tra, thi hết môn; quản lý điểm kiểm tra, điểm thi các học phần trong chương trình đào tạo do khoa phụ trách và thực hiện công tác giáo vụ khác.
6. Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chuyên môn khi được Nhà trường giao. Tích cực, chủ động đề xuất với Nhà trường tham gia các Hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan. Phối hợp với các đơn vị hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tổ chức đưa sinh viên đi thực tế, thực tập tại cơ sở
7. Tham gia công tác tuyển sinh và các hoạt động của Nhà trường.
8. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc chuyên môn do Khoa đảm nhiệm.
9. Triển khai và phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường thực hiện các hoạt động liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo;
10. Tham gia tư vấn chuyên môn về lĩnh vực Khoa phụ trách;
11. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ viên chức của Khoa;
12. Đề nghị Hiệu trưởng ký hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với giảng viên hợp đồng. Hỗ trợ, giúp đỡ các giảng viên trong thời gian tập sự trở thành giảng viên chính thức;
13. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Nhà trường quản lý việc học tập, rèn luyện của sinh viên trong Khoa, kịp thời nắm bắt việc học tập và rèn luyện của sinh viên; thực hiện cố vấn học tập; tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
15. Tổ chức bộ máy Ban cán sự lớp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong các lớp, theo dõi giúp đỡ Ban cán sự và các tổ chức đoàn thể của lớp hoạt động tốt, nhằm quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Nhận xét kết quả học tập, thực tập, rèn luyện của sinh viên.
16. Hàng năm, định kỳ phối hợp với các phòng chức năng đề nghị Hiệu trưởng: Đánh giá phân loại rèn luyện sinh viên; xét thi đua khen thưởng; kỉ luật, thực hiện chế độ chính sách (học bổng khuyến khích; trợ cấp xã hội; miễn giảm học phí) theo qui định, qui chế của Nhà nước, Bộ giáo dục và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối với sinh viên thuộc Khoa quản lí.
17. Tổ chức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Báo cáo điều kiện dự thi tốt nghiệp và tổ chức thi tốt nghiệp cho các khóa, lớp thuộc khoa phụ trách.
18. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
2.2. Sứ mạng:
Đào tạo đội ngũ cán bộ cho tổ chức công đoàn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nghiên cứu khoa học về công nhân, công đoàn, quan hệ lao động; tham gia với Trường đổi mới, nâng cao chất lương đào tạo của Khoa và Trường; tham gia với Tổng Liên đoàn xây dựng các chính sách về người lao động.
2.3. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo những cử nhân Quan hệ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề. Ngoài ra, còn trang bị cho người học những kỹ năng chuyên môn như kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp; biết phân tích, đánh giá và ra quyết định liên quan trong ứng xử với người lao động và tổ chức đoàn thể của họ. Sinh viên được đào tạo khả năng tham gia vào quá trình thiết lập QHLĐ tại doanh nghiệp như một nhà quản trị nguồn nhân lực; cũng như có kỹ năng thương lượng, thuyết phục người lao động.
2.4. Tầm nhìn:
Đến năm 2030, Khoa sẽ là cơ sở đào tạo và NCKH có uy tín trong khu vực về công nhân - công đoàn, về đào tạo quan hệ lao động; có môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế phát triển và hội nhập Quốc tế.
2.5. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên
a) Ban lãnh đạo Khoa
TRƯỞNG KHOA
TS. Nguyễn Thị Thùy Yên Năm sinh: 1978 |
|
PHÓ KHOA
TS. Phan Thị Thanh Huyền Năm sinh: 1974 |
PHÓ KHOA
ThS. Nguyễn Ngọc Minh Năm sinh: 1989 |
b) Đội ngũ cán bộ giảng viên Khoa
PGS.TS. Phạm Văn Hà Năm sinh: 1960 |
TS. Nguyễn Anh Tuấn Năm sinh: 1959 |
ThS. Lê Thanh Thủy Năm sinh: 1966 |
ThS. Nguyễn Hoàng Mai Năm sinh: 1979 |
ThS. Bùi Thị Minh Phương Năm sinh: 1980 |
ThS. Ngô Thị Phương Liên Năm sinh: 1983 |
TS. Nguyễn Thị Hưởng Năm sinh: 1982 |
CN. Vũ Thị Minh Nguyệt Năm sinh: 1977 |
CN. Giáo vụ khoa.Phạm Thị Ngà Năm sinh: 1997 |
Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo trình độ đại học ngành QHLĐ của Trường, bao gồm: Cán bộ, giảng viên của khoa và giảng viên cơ hữu thuộc các đơn vị trong Trường, là những viên chức có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực QHLĐ và liên quan, có các kỹ năng sư phạm, có kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp giảng dạy trình độ đại học đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Tổng số giảng viên của Khoa tính đến năm 2022 là 12 giảng viên. Trong đó giảng viên có trình độ TS là 41,67%, trình độ thạc sĩ là 41,66% .Số lượng giảng viên giảng dạy ngành QHLĐ qui đổi là 16.3 giảng viên.Tỉ lệ SV trên GV quy đổi trung bình của chương trình đào tạo ngành QHLĐ là 24,09 SV/GV.
2.6. Về Quy mô sinh viên trình độ đại học, hệ chính quy: Đến 12/2020 là 345SV.
2.7. Ví trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp:
Với việc trang bị tốt kiến thức, kỹ năng, thái độ cùng với quá trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, sinh viên Quan hệ lao động có khả năng tìm kiếm việc làm tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xử lý các vấn đề trong quan hệ lao động, tại các hệ thống tổ chức công đoàn các cấp, các cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trung tâm nghiên cứu về lao động và công đoàn.Cụ thể: làm tại phòng nhân sự các cơ quan, tổ chức; phòng QHLĐ của các tập đoàn kinh tế lớn; tổ chức Công đoàn các cấp; Chuyên viên nghiên cứu về lao động và công đoàn trong các viện, trường đại học và các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm; Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu các dự án về lao động, xã hội; Chuyên viên thương lượng và xử lý tranh chấp trong quan hệ lao động tại các cơ quan và doanh nghiệp.
3. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành QHLĐ
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành QHLĐ có mã ngành 7.34.04.08 thuộc nhóm ngành kinh tế. Khoa bắt đầu tuyển sinh khoá 1 ngành QHLĐ từ năm 2014. Chương trình đào tạo ngành QHLĐ được thực hiện trong 4 năm.
Qua các khoá đào tạo Hội đồng khoa học ngành QHLĐ thường xuyên theo dõi, thăm dò lấy ý kiến chuyên gia, có phân tích đánh giá với quan điểm cải tiến bổ sung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nhằm tăng cường hiểu biết, kiến thức thực tế của sinh viên QHLĐ trong tương lai, chương trình đào tạo luôn cập nhật kiến thức mới, thời lượng thực hành, kiến tập, thực tập tại cơ sở của SV dần được bổ sung. Mặc dù là ngành đào tạo mới còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Giám hiệu Trường cùng các khoa, phòng, bộ môn, Khoa đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ đề ra, quy mô và chất lượng đào tạo ngành QHLĐ ngày càng được nâng cao.
4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ
4.1. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo:
Kể từ khi thành lập đến nay, tiền thân là khoa Khoa Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo 30 lớp cán bộ Công đoàn hệ đại học chính quy tập trung ngành Quản trị kinh doanh và Công đoàn, hơn 200 lớp đào tạo ngắn hạn Đại học phần Lý luận và Nghiệp vụ Công đoàn với hàng nghìn cán bộ công đoàn các cấp trên cả nước được cấp chứng chỉ. Nhiều học viên đã và đang giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống Công đoàn. Khoa đã thực hiện nhiệm vụ của Trường, tiến hành đào tạo nhiều thế hệ cán bộ công đoàn chính quy và bồi dưỡng ngắn hạn cho Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào, Công đoàn Campuchia. Bên cạnh đó, các thế hệ cán bộ, giảng viên của khoa đã được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trường cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi học tập kinh nghiệm với Công đoàn các nước như: Nga, Trung Quốc, Belarus, Thụy Điển, đào tạo sau đại học về chính sách lao động và toàn cầu hóa theo Chương trình đào tạo của Đại học Lao động toàn cầu (GLU) tại Đức.
Từ năm 2014 đến nay, Khoa được Trường giao nhiệm vụ phụ trách và đào tạo đại học chính quy theo hình thức đào tạo tín chỉ ngành QHLĐ. Đồng thời Trường ra quyết định đổi tên khoa thành Khoa. Đến năm 2020, đã có 3 khóa tốt nghiệp với gần 300 sinh viên được cấp bằng cử nhân QHLĐ. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt từ 85 - 90%, nhiều sinh viên làm đúng ngành đào tạo. Năm 2019, Trường đã cử cán bộ giảng viên tại khoa sang trao đổi, chia sẻ, kinh nghiệm đào tạo tại học viện QHLĐ Trung Quốc.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Khoa đã đạt nhiều thành tích nổi bật. Năm 2006, Khoa nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Một số cá nhân được khen thưởng vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo như: Huân chương độc lập hạng nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, bằng khen của Công đoàn viên chức Việt Nam, kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục...
4.2. Thực hiện nhiệm vụ NCKH:
Khoa luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học, các GV trong Khoa đều hoàn thành và vượt định mức NCKH hàng năm, đã chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở, cấp Tổng, nhiều đề tài NCKH của SV đạt giải cấp Trường và cấp Bộ, tham gia viết sách, giáo trình chuyên ngành QHLĐ, các GV đều tích cực tham gia viết báo, tạp chí trong nước và quốc tế, tham dự các hội thảo chuyên ngành, số lượng bài báo công bố đều tăng qua các năm. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khẳng định năng lực nghiên cứu, phát triển thương hiệu của Khoa và Trường.
4.3. Về thi đua khen thưởng: Bằng khen của Tổng Liên đoàn và Bằng khen của Chính phủ
4.4. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục: Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa luôn chú trọng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó khi mới mở CTĐT, Khoa đã thiết kế và xây dựng CTĐT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình triển khai CTĐT, để nâng cao chất lượng giảng dạy, sau mỗi học kỳ của năm học, Khoa đã phối hợp với Phòng KT&ĐBCLGD của Trường lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của sinh viên đối với GV giảng dạy, kết quả khảo sát từ SV là cơ hội để mỗi giảng viên tự phấn đấu và rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Để không ngừng nâng cao chất lượng, Khoa đã triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng của Khoa như: Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí lại khu vực phòng thực hành; Rà soát các CTĐT, đảm bảo không bị trùng lặp mã học phần, nội dung học phần giữa các hệ đào tạo; Xác định phù hợp tỷ lệ điểm thành phần, có tính đến điểm chuyên cần; Rà soát đề cương chi tiết các học phần, cập nhật tài liệu học tập; Tổ chức trao đổi, tập huấn về công tác CVHT; Phối hợp với Phòng CTHSSV, hàng quý tổ chức các buổi họp giao ban công tác SV với thành phần tham gia họp là giáo vụ khoa và CVHT; Tiếp tục triển khai các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý chương trình, Khoa đã thực hiện TĐG CTĐT ngành QHLĐ và đăng ký kiểm định chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT.
4.5. Các hoạt động hỗ trợ người học
Khoa luôn quan tâm đến xây dựng môi trường để sinh viên, học viên chủ động học tập và rèn luyện, tạo cơ hội tiếp thu tối đa những kiến thức trong quá trình học và tự học. Khoa có các bộ phận trợ lý, các cố vấn học tập, cùng với Liên Chi đoàn, Liên Chi hội sinh viên, các Câu lạc bộ sinh viên luôn đồng hành và hỗ trợ các sinh viên, học viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình để hoàn thiện cả về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kỹ năng sống khác.
Hàng năm, Khoa đều tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ sinh viên với các doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp để sinh viên mới vào trường có được những định hướng nghề nghiệp phù hợp, sinh viên sắp tốt nghiệp có được các cơ hội việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế Trường. Ngoài học bổng của Trường, sinh viên của Khoa còn có nhiều cơ hội nhận học bổng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Với môi trường giáo dục, đào tạo có tương tác, kết hợp với ứng dụng thực tế người học đã được phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết và kỹ năng của mình trong quá trình đào tạo để đạt được những thành công sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm điều chỉnh CTĐT phù hợp với thực tiễn xã hội.
5. Một số hình ảnh về hoạt động của Khoa.