Khoa Kế toán
KHOA KẾ TOÁN
1. Thông tin liên hệ
1.1. Địa chỉ: P303 – Nhà B – ĐHCĐ (169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội)
1.2. Số điện thoại: (024) 3.8570619
1.3. Email: kketoandhcd@gmail.com
2. Giới thiệu
Khoa Kế toán trường ĐHCĐ được thành lập ngày 15/03/2006 theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn. Hiện nay, với sự nỗ lực phát triển không ngừng của đội ngũ giảng viên cả về chất lượng và số lượng, Khoa đã có 02 PGS, 04 TS, 03 NCS và 08 thạc sỹ; 01 GV cao cấp; 05 GV chính đã nâng cao vị trí và uy tín trong việc cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực kế toán có chất lượng cao. Năm 2015, sau khi đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo về đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành kế toán, trường Đại học Công đoàn bắt đầu đào tạo thạc sỹ kế toán. Đến nay, khoa Kế toán đã trở thành một trong những khoa chủ lực của trường Đại học Công đoàn.
Được thành lập với chức năng chính là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán ở các trình độ đại học đến cao học. Hàng năm, số lượng tuyển sinh của khoa khoảng 40 học viên cao học, 300 sinh viên đại học.
Bên cạnh đó, khoa Kế toán đã đào tạo các chương trình đào tạo ngắn hạn như Kế toán Công đoàn, Kế toán viên. Đến nay, đã có 17 khóa Kế toán Công đoàn tốt nghiệp, cung cấp số lượng không nhỏ cán bộ kế toán tài chính cho hệ thống công đoàn các cấp.
Đặc biệt, với mục tiêu đào tạo lý thuyết gắn với thực hành, năm 2017, khoa Kế toán được nhà trường trang bị phòng kế toán ảo với tổng số 35 đầu máy tính. Phòng Kế toán ảo đã đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2017. Phòng kế toán ảo tạo cơ hội cho sinh viên khoa Kế toán được thực hành nghề nghiệp, trang bị thêm kiến thức cho sinh viên, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Về thành tích đào tạo: sau 16 năm đào tạo đại học cao đẳng, 7 năm đào tạo cao học, khoa Kế toán đã cung cấp cho xã hội hơn 5.000 cử nhân kế toán và hơn 200 thạc sỹ kế toán. Các cử nhân và thạc sỹ kế toán ra trường, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Những cử nhân kế toán vừa vững chuyên môn, nghiệp vụ, vừa hoàn thiện về kỹ năng đã được xã hội nhiệt tình đón nhận. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, hơn 80% sinh viên ra trường đã có việc làm đúng chuyên môn trong các doanh nghiệp, các tổ chức, các đơn vị hành chính sự nghiệp …, có nhiều bạn hiện nay đang đảm nhiệm những vị trí khá quan trọng trong các đơn vị tại nơi mình công tác. Hiện nay, số lượng sinh viên chính quy khoa quản lý và đào tạo đại học bình quân ở mức 1.200 sinh viên/ năm. Con số này không nhỏ so với quy mô đào tạo chung của toàn trường.
Khoa Kế toán luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và kĩ năng cần thiết cho sinh viên để đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
TRƯỞNG KHOA |
TS. Đoàn Thục Quyên |
|
|
PHÓ TRƯỞNG KHOA |
ThS. Đinh Thị Thủy |
|
|
GIẢNG VIÊN |
PGS. TS. Đinh Thị Mai |
|
|
TS. Vũ Thị Kim Anh |
|
||
TS. Vũ Thùy Dương |
|
||
TS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang |
|
||
NCS. Kiều Thị Thu Hiền |
|
||
ThS. Nguyễn Thị Hương |
|
||
ThS. Lê Thị Thúy Thanh |
|
||
ThS. Lê Kim Anh |
|
||
ThS. Mai Thị Thúy |
|
||
ThS. Đỗ Hương Quỳnh |
|
||
ThS. Nguyễn Thị Thu Phương |
|
||
NCS. Ngô Thị Thu Trang |
|
||
Ths. Nguyễn Thị Huyền Trang |
|
||
Ths. Trần Bảo Linh |
|
||
GIẢNG VIÊN - CỐ VẤN HỌC TẬP |
NCS. Vũ Bích Thủy |
|
|
GIÁO VỤ KHOA |
Ths Phạm Thị Bích Ngọc |
|
4. Chức năng, nhiệm vụ
4.1. Chức năng
Khoa có chức năng quản lý chuyên môn về đào tạo ngành kế toán, quản lý toàn diện sinh viên chính quy học ngành kế toán, chuyên ngành đào tạo được Hiệu trưởng giao và quản lý chuyên môn bồi dưỡng các chương trình đào tạo ngắn hạn.
4.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cụ thể của Khoa theo Quyết định số 842/QĐ-ĐHCĐ ngày 20 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, thuộc Trường Đại học Công đoàn.
4. Đào tạo
5.1 Trình độ đào tạo: Cao học, đại học
5.2. Mã ngành đào tạo đại học:
- Thạc sĩ ngành Kế toán : 8340301
- Đại học ngành Kế toán : 7340301
5.3. Đối tượng tuyển sinh
Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ưu tú và học sinh tốt nghiệp THPT.
5.4. Thời gian đào tạo: 02 năm đối với bậc thạc sĩ và 04 năm đối với bậc đại học.
5.5. Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ, Cử nhân Kế toán.
5.6. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
5.6.1. Mục tiêu
Đào tạo thạc sĩ kế toán có kiến thức, trình độ cao để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cũng như năng lực nghiên cứu, phát triển những tri thức mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, có năng lực lãnh đạo, thiết kế và kiểm soát các hoạt động kế toán, hoạch định nguồn nhân lực tài chính trong các đơn vị.
Đào tạo cử nhân ngành kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có ý thức trách nhiệm đối với xã hội và có sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng tổng hợp, chuyên sâu, hiện đại trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và phân tích kinh tế; có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; có tư duy khoa học độc lập và sáng tạo; có năng lực tự học, tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức theo yêu cầu công việc, có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
5.6.2. Chuẩn đầu ra
* Về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, Trường Đại học Công đoàn cần đạt chuẩn về kiến thức như sau:
- Hiểu các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, Công đoàn Việt Nam để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của ngành kế toán;
- Vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học kinh tế tổng quát trong phân tích và giải thích các vấn đề của chuyên môn ngành kế toán;
- Vận dụng các kiến thức chuyên môn sâu về kế toán để xây dựng bộ máy kế toán; xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị;
- Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, phân tích kinh tế để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chính sách tài chính ;
* Về kỹ năng
- Vận dụng thành thạo kỹ năng xử lý hệ thống chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán và phân tích kinh tế nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng có lợi ích liên quan đến đơn vị kế toán;
- Vận dụng thành thạo kỹ năng thu thập bằng chứng và thực hiện các thủ tục kiểm toán trong hoạt động kiểm toán;
- Kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm năng động và đa dạng; có khả năng thích nghi cao trong điều kiện môi trường làm việc không xác định cụ thể hoặc thay đổi;
- Kỹ năng giao tiếp tốt; kỹ năng viết và thuyết trình mạch lạc, thể hiện rõ ý tưởng vấn đề cần giải quyết; kỹ năng đàm phán và thương lượng thuyết phục; kỹ năng tư duy logic, phân tích, hoạch định, tổ chức, giám sát và đánh giá về kế toán, kiểm toán, tài chính
- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc TOEIC 500 hoặc tương đương;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu và sử dụng internet cơ bản (theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin); có khả năng sử dụng được các phần mềm thông dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán phục vụ cho nghề nghiệp.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp
- Tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán của Nhà nước; tuân thủ quy định chung của tổ chức cũng như thực hiện đúng những cam kết; trung thực và khách quan trong nghề nghiệp; tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; có năng lực dẫn dắt chuyên môn kế toán đã đào tạo, có sáng kiến trong quá trình thực hiện công việc được giao; có ý thức tự học để tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn thông qua bậc học cao hơn hay các khóa học lấy chứng chỉ nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế.
- Luôn có tinh thần trách nhiệm, hợp tác và chia sẻ với các đồng nghiệp trong công việc; có khả năng tự định hướng và luôn sẵn sàng làm việc trong điều kiện môi trường công việc với áp lực cao; có trách nhiệm của công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm với tổ chức.
5.7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ kế toán, tài chính trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ; tự tạo lập công ty dịch vụ kế toán để tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân; cán bộ nghiên cứu, giảng viên về kế toán tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm ngay khi ra trường hàng năm từ 80% - 90%, tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề chiếm khoảng 80% và làm việc có thu nhập cao, khá ổn định.
6. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Bên cạnh công tác đào tạo, khoa Kế toán cũng đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học. Hàng năm, khoa đều hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Nhiều giảng viên đã tham gia và hoàn thành các đề tài cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố. Cùng với việc trang bị những kiến thức về chuyên môn, để tăng thêm các kỹ năng nghiên cứu, thuyết trình, phân tích,…cho sinh viên, các giảng viên còn tích vực tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và đều đạt giải. Năm 2010, Khoa Kế toán đã xuất bản cuốn giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp do TS. Đinh Thị Mai làm chủ biên và được tái bản vào tháng 9 năm 2011 do PGS.TS Đinh Thị Mai chủ biên. Tháng 8 năm 2012, xuất bản cuốn Bài tập Kế toán TCDN. Năm 2015, khoa tiếp tục xuất bản giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán do PGS.TS Đinh Thị Mai chủ biên. Năm 2019, xuất bản giáo trình Kế toán công do TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan chủ biên. Năm 2020, xuất bản sách bài tập Kế toán công do TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan chủ biên. Năm 2021, trên cơ sở cập nhật các chuẩn mực, chế độ kế toán mới của Bộ Tài chính, khoa đã biên soạn lại giáo trình Kế toán tài chính - phần I do PGS.TS Đinh Thị Mai và TS. Đoàn Thục Quyên chủ biên.
7. Hoạt động đoàn thể
Ngoài việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, Chi bộ Khoa Kế toán rất quan tâm và chú trọng công tác phát triển Đảng trong sinh viên. Vì vậy, nhiều sinh viên ưu tú đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây vừa là quyền lợi chính trị và tạo cơ hội tốt cho sinh viên khi ra trường.
Để hiện thực hóa những kiến thức lý thuyết đã học trên giảng đường, Câu lạc bộ kế toán trực thuộc khoa kế toán được thành lập ngày 15/3/2010. Câu lạc bộ đã có rất nhiều hoạt động bổ ích như các chương trình định hướng nghề nghiệp, là nơi trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giữa các anh chị khóa trước với các em khóa sau… Câu lạc bộ còn phối hợp với nhiều đơn vị, tổ chức nghề nghiệp như ACCA, Vietsoursing, Kimi…để tổ chức các buổi thảo luận, các cuộc thi quy mô nhỏ để giúp các bạn sinh viên được cọ xát, trau dồi và hoàn thiện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tế ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
8. Thành tích - khen thưởng
- Đối với Chi bộ: Nhiều năm liền Chi bộ đạt danh hiệu: “Trong sạch, vững mạnh” và được Đảng bộ khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội tặng Giấy khen.
- Đối với Chuyên môn: Nhiều năm liền Khoa đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” và đã vinh dự được 02 lần tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do“Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh” và “ Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế góp phần xây dựng trường vững mạnh”
- Đối với Tổ Công đoàn: Được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Nhà trường do “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
- Đối với cá nhân: Nhiều cán bộ, giảng viên được tặng Bằng khen của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Tổng Liên đoàn và đã vinh dự được trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Công đoàn, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ...
9. Định hướng phát triển
Trong giai đoạn 2020 - 2030, định hướng phát triển của Khoa là:
- Củng cố tổ chức, hoàn thiện bộ máy, phát triển đội ngũ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đến năm 2030, tỉ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ trên 70%.
- Phát triển chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của trường, đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp nói chung và đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
- Triển khai có chất lượng các đề tài NCKH các cấp; tiếp tục biên soạn một số giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các lĩnh vực chuyên sâu về kế toán.
- Tạo môi trường học tập tích cực nhằm phát triển toàn diện người học; đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức.
10. Một số hình ảnh