Khoa Du lịch

KHOA DU LỊCH

 

 

1. Thông tin liên hệ

1.1. Địa chỉ: Phòng 202 - nhà B - Đại học Công đoàn - 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

1.2. Số điện thoại: 0965.202.169

1.3. Email: kdulich@dhcd.edu.vn

 2. Giới thiệu

        2.1. Lịch sử của Khoa

Khoa Du lịch được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 2021 theo Quyết định thành lập Khoa, số 22/NQ-HĐTĐHCĐ do Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công đoàn - TS. Lê Cao Thắng ký ngày 23 tháng 9 năm 2021.

Ngày 1/12/2021, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn đã ký Quyết định số: 1094 và 1095/QĐ-ĐHCĐ về việc tiếp nhận và bổ nhiệm Trưởng và Phó trưởng Khoa Du lịch cho TS. Lê Tân và PGS.TS Lê Văn Tấn.

Ngay sau khi Khoa được thành lập và có các Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, lãnh đạo Khoa đã tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường tổ chức tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, điều chuyển nhân sự; tham vấn chuyên gia, các nhà khoa học về việc mở mã ngành đào tạo cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển.

2.2. Sứ mệnh: 

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ) ngành du lịch và lữ hành cho cả nước. Trong những năm đầu mới thành lập, Khoa sẽ tập trung đào tạo cử nhân du lịch; thực hiện các hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho nhân lực trong ngành du lịch (khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt); tiến hành các hoạt động nghiên cứu và hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực liên quan; đáp ứng chiến lược phát triển chung của Nhà trường cũng như nhu cầu xã hội.

2.3. Mục tiêu giáo dục: 

        Đào tạo cử nhân Du lịch chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu, có kỹ năng tư duy sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch; có trách nhiệm với nghề nghiệp, môi trường và xã hội; thích nghi với môi trường làm việc đa văn hóa, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.4. Tầm nhìn đến năm 2030: 

Khoa Du lịch, Trường Đại học Công đoàn sẽ trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu của cả nước về đào tạo du lịch, lữ hành, quản trị khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

2.5. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

a) Về cơ cấu tổ chức:

Các bộ phận

Họ và tên

Số điện thoại, Email

Hình ảnh

1. Chi ủy Đảng/Hội đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Lãnh đạo Khoa

Trưởng khoa

TS. Lê Tân

tanld@dhcd.edu.vn

 

Phó Trưởng khoa

PGS. TS. GVCC. Lê Văn Tấn

tanlv@dhcd.edu.vn

 

3. Tổ Công đoàn

Tổ trưởng

Lê Văn Tấn

tanlv@dhcd.edu.vn

 

4. Giáo vụ khoa

Trần Thùy Linh

linhtt@dhcd.edu.vn

 

5. Cố vấn học tập

TS. Hà Anh Tuấn

ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

tuanha@dhcd.edu.vn

hangntt@dhcd.edu.vn

 

 

 

Mai Văn Trọng

trongmv@dhcd.edu.vn

 

b) Về đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Du lịch:

Tổng số giảng viên của Khoa hiện nay có 10 giảng viên cơ hữu, 01 giáo vụ; trong đó, số Phó giáo sư là: 01 (chiếm 10%); số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ là: 04 (chiếm 40%); số giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, đang làm NCS trong và ngoài nước là: 05 (chiếm 50%), số giảng viên cao cấp là: 02, số giảng viên chính là: 03.

Trong tháng 4/2022, Nhà trường đã có kế hoạch tuyển dụng thêm tối thiểu 10 nhân sự cho Khoa để đáp ứng yêu cầu phát triển.

2.6. Về Quy mô sinh viên trình độ đại học, hệ chính quy: 

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022-2023: 120.

Trong đó:

+ 50% chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT với tổ hợp môn xét tuyển, bao gồm:

D01 (Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh);

D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh);

+ 50% chỉ tiêu xét theo Học bạ và điểm Ngoại ngữ IELTS 5.0.

3. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch

CTĐT ngành Du lịch bao gồm 128 tín chỉ (chưa bao gồm phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh) 

            - Tổng số tín chỉ phải tích luỹ:                       128 tín chỉ

            - Kiến thức giáo duc đại cương:                          38 tín chỉ

            - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                 90 tín chỉ;

Trong đó:

+ Kiến thức cơ sở ngành:                         24 tín chỉ

+ Kiến thức ngành:                                  56 tín chỉ

+ Thực tập và khóa luận tốt nghiệp:        10 tín chỉ

3.1. Về Kiến thức:

- Hiểu nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức cơ bản về Công đoàn Việt Nam; về các lĩnh vực khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng phù hợp với ngành được đào tạo.

Hiểu được kiến thức nền tảng về du lịch; Áp dụng được kiến thức nền tảng, các kiến thức bổ trợ vào kế hoạch, tổ chức và giám sát trong thực hiện nghiệp vụ du lịch kinh doanh du lịch;

Áp dụng được kiến thức cơ bản về du lịch trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động về du lịch.

Vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong tổ chức sự kiện, hướng dẫn du lịch, quản trị trong công tác khách sạn, lữ hành.

3.2. Về kỹ năng:

 - Có kỹ năng thực hành các hoạt động tác nghiệp cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp và đồng nghiệp trong lĩnh vực du lịch; Có khả năng viết, thuyết trình; có khả năng tìm kiếm và sử dụng các tài liệu chuyên môn về công việc ngành du lịch; Có kỹ năng phân tích và đánh giá công việc trong tổ chức, thực hiện các nghiệp vụ trong thiết kế, vận hành và tổ chức các hoạt động trong kinh doanh du lịch, lữ hành;

Có khả năng đảm bảo chất lượng công việc theo tiêu chuẩn quy định; liên tục cải tiến, đổi mới sáng tạo trong công việc; có ý thức không ngừng học hỏi và trau dồi nghề nghiệp, có khả năng tự định hướng để phát triển sự nghiệp.

Ứng dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng chủ trì hội nghị, quan hệ công chúng tiếp xúc báo chí, trả lời phỏng vấn, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, tư duy phản biện, … để giải quyết các công việc chuyên môn liên quan đến ngành du lịch.

Có kỹ năng làm việc theo nhóm, lập báo cáo, tổ chức và quản lý theo nhiệm vụ và đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả của các thành viên trong nhóm.

Khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc có kế hoạch và khoa học.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc: nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc TOEIC 600 và tương đương.

Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu và sử dụng internet cơ bản (theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin); có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán kinh tế trong hoạt động chuyên môn.

3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp          

Có năng lực tự chủ về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc; tự chủ trong học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ.

- Có đạo đức nghề nghiệp; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và quy chế làm việc của doanh nghiệp; có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, thái độ tích cực trong công việc, hợp tác với đồng nghiệp, có tinh thần doanh nhân.

4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại những vị trí việc làm sau đây:

- Khởi sự kinh doanh, tự kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

- Làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa, các đại lý lữ hành…

- Làm việc tại các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp kinh doanh ngành vận tải, các khu vui chơi giải trí;

- Làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu (Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực du lịch ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng. Giáo viên/giảng viên giảng dạy các môn học thuộc ngành du lịch tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề);

- Làm việc tại các dự án du lịch cộng đồng, dự án phi chính phủ…

- Sinh viên khi đáp ứng đủ kinh nghiệm nghề nghiệp có thể làm việc ở vị trí quản lý bộ phận trong doanh nghiệp, từng bước phát triển ở vị trí quản lý cao cấp.

5. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

5.1. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Bắt đầu tuyển sinh và đào tạo cử nhân ngành Du lịch năm học 2022 - 2023.

5.2. Thực hiện nhiệm vụ NCKH:

Các giảng viên tham gia nhiều đề tài NCKH ở cấp Nhà nước; tham gia và chủ trì các đề tài cấp Bộ, các dự án nghiên cứu, triển khai (R&D) cấp tỉnh; tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp và giảng dạy về du lịch và quản trị, văn hóa doanh nghiệp cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước; công bố nhiều bài báo khoa học liên quan lĩnh vực du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trên các tạp chí trong nước, quốc tế, kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước; tham gia viết giáo trình chuyên ngành để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. 

Hiện Khoa đang chủ trì biên soạn các giáo trình chuyên ngành, dự kiến sẽ nghiệm thu và đưa vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập vào cuối năm 2022.

5.3. Về thi đua khen thưởng:

5.4. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục

Các GV trong Khoa, với sức trẻ, sự năng động, tâm huyết của mình, đều tích cực, cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị tốt giáo án, liên tục cập nhật thông tin, đảm bảo bài giảng hấp dẫn, gắn lý thuyết với thực tiễn. Nhận thức rõ vị trí trung tâm của người học trong công tác đào tạo, các GV trong Khoa luôn cố gắng xây dựng bài giảng và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy tính sáng tạo, tự học, tự nhiên cứu của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa nói riêng và Trường nói chung.

Để đáp ứng nhu cầu xã hội, Khoa dự kiến sẽ mở rộng thêm việc đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, kết nối doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp… Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ Khoa còn mời nhiều GV của các trường đại học có uy tín như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Mở Hà Nội…Đồng thời, Khoa cũng sẽ mời các nhà quản lý về lĩnh vực du lịch, các Kols, các chuyên gia trong lĩnh vực này cả trong nước và quốc tế tham gia giảng dạy để vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, vừa học tập kinh nghiệm và chuyên môn giảng dạy giữa các giảng viên.

5.5. Các hoạt động hỗ trợ người học

Môi trường học tập tại Khoa không chỉ thể hiện việc giảng dạy trên lớp mà còn thể hiện qua hoạt động tự học, hoạt động thực hành trên lớp, thực hành tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch lữ hành, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch và lữ hành. Khoa hướng đến việc trang bị kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng với mục đích là ngay từ năm thứ 1, sinh viên Khoa Du lịch đã có thể tìm kiếm được các công việc liên quan đến việc thực hành nghề nghiệp.

Việc tham gia học tập tại Khoa Du lịch có 05 điểm đặc biệt:

(1) Khoa đã thu hút được các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm chủ trì và tham gia đề tài nhà nước cấp nhà nước, bộ, cấp cơ sở; chủ nhiệm các dự án R&D về du lịch cũng như các chuyên gia trong điều hành trực tiếp các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn, tổ chức sự kiện tham gia quản lý và giảng dạy; Cho nên, mặc dù Khoa Du lịch mới được thành lập nhưng lãnh đạo Khoa và các cán bộ, giảng viên đều là những người có nhiều thâm niên trong lĩnh vực du lịch được thu hút từ nhiều đơn vị đào tạo có uy tín hoặc là các giảng viên, nhà quản lý đã có trải nghiệm thực tế trong điều hành, điều phối các hoạt động ở các doanh nghiệp du lịch.

(2) Với tầm nhìn phát triển dài hạn, Khoa được nhà trường ưu tiên tối đa nguồn lực phát triển, ngoài địa điểm học tập, thực hành tại cơ sở 1 tại số 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, nhà trường còn đầu tư cơ sở học tập, thực hành tại cơ sở 2 diện tích 27 héc-ta nằm ở Yên Mỹ, Hưng Yên - vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, có khả năng kết nối với các trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc. Ngoài ra, trường Đại học Công đoàn có kết nối mật thiết với hệ thống du lịch công đoàn từ trung ương tới địa phương trải dài khắp cả nước.  Khoa và Nhà trường cũng ký kết các hợp tác với các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực du lịch nhằm tạo cơ hội thực hành nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm;

(3) Khoa Du lịch xây dựng chương trình đào tạo với 8/8 kỳ học của sinh viên Khoa có chương trình thực tế, thực tập, cả trong và ngoài nước. Đây là một thế mạnh của nhà trường, vừa tạo cơ sở thực hành nghề nghiệp vừa đảm bảo vững chắc cho việc làm của sinh viên trong và ngay sau khi tốt nghiệp.

(4) Sinh viên Khoa Du lịch trường Đại học Công đoàn sẽ được giảng dạy về các kỹ năng nghề nghiệp hiện đại như: ngoại ngữ chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong môi trường đa văn hoá, nghiệp vụ du lịch, khách sạn, tổ chức sự kiện… và các kỹ năng bổ trợ như tenis, khiêu vũ, golf… để không chỉ đảm bảo đầu ra cho chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch mà còn góp phần nâng cao giá trị bản thân của người học.

(5) Sinh viên có cơ hội liên thông các chương trình đào tạo trong và ngoài trường phù hợp và cũng như có cơ hội thực tập sinh và chuyển tiếp đào tạo tại các trường đại học trong hệ thống trường liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Công Đoàn.

Với lịch sử 76 năm xây dựng và trưởng thành (1946 - 2022), trên cơ sở các Khoa chuyên ngành có thế mạnh, đã được khẳng định thương hiệu và trách nhiệm xã hội, trong nỗ lực đổi mới, trường Đại học Công đoàn xác lập chiến lược trở thành một trong những trung tâm đào tạo đầu ngành đa ngành, đa lĩnh vực không chỉ cho hệ thống công đoàn mà còn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Khoa Du lịch của Trường được ra đời trong bối cảnh đó, mang theo nhiều kỳ vọng của lãnh đạo các cấp trong Nhà trường, cán bộ, giảng viên, sinh viên cũng như sức sống của đội ngũ cán bộ của Khoa, được thu hút từ nhiều trung tâm đào tạo, quản lý có uy tín trong cả nước, kỳ vọng sẽ tạo nên một thương hiệu mới cho Nhà trường, góp phần tích cực và sự phát triển chung của trường Đại học Công đoàn trong giai đoạn tới.