Khoa Công tác xã hội

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1. Thông tin liên hệ

1.1. Địa chỉ: Phòng 302 - nhà B - Đại học Công đoàn - 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

1.2. Số điện thoại: 0243.8517080

1.3. Email: kctxh@dhcd.edu.vn

2. Giới thiệu

2.1. Mô tả tổng quan về Khoa

Năm 2003, Khoa Trường được thành lập theo quyết định số 2385/QĐ-TLĐ ngày 9/12/2003 của TLĐLĐVN. Trường là trường đại học đầu tiên ở Miền bắc được Bộ GD&ĐT cho phép mở ngành CTXH, đào tạo trình độ đại học chính quy theo quyết định số 5239/QĐ/BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 29/9/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Từ khi Trường tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chất lượng dạy và học của Trường nói chung và của Khoa nói riêng được củng cố và có sự tiến bộ rõ rệt. Đến nay, Khoa đã đào tạo được 17 khóa, trong đó có SV thuộc nước bạn Lào, SV là CNLĐ và CB Công đoàn được các Liên đoàn lao động, công đoàn ngành và các doanh nghiệp cử đi học, CB thuộc ngành Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội. Khoa có 13 khóa đã tốt nghiệp hệ chính quy và đã đào tạo 4 khóa lớp hệ vừa học vừa làm (TC-CT1, TC-CT2, TC-CT3, TC-CT4) với hơn 1600 cử nhân CTXH. Thống kê sơ bộ cho thấy sau hơn 15 năm đào tạo, gần 80% cử nhân CTXH được đào tạo tại Trường đã có việc làm trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức khác nhau trong xã hội; đảm nhận nhiều vị trí và vai trò khác nhau như lãnh đạo, quản lý, cán sự xã hội... Điều đó đã khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo của Khoa, Trường trong hệ thống các trường Đại học trên phạm vi cả nước.

2.2. Sứ mệnh: Đào tạo đội ngũ cán bộ cho tổ chức Công đoàn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học về công nhân, công đoàn, quan hệ lao động, tham gia với Tổng Liên đoàn xây dựng các chính sách về người lao động.

2.3. Mục tiêu giáo dục: Đào tạo cử nhân Công tác xã hội nắm vững những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tay nghề; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực tự chủ; có tư duy khoa học và khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học, có sức khoẻ và tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân trong phòng ngừa, can thiệp, phục hồi và phát triển các chức năng xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội.

Từ mục tiêu chung, chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội sẽ trang bị cho người học những mục tiêu cụ thể sau đây:

-          Người học nắm vững và có khả năng vận dụng những kiến thức về giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở liên quan đến khối ngành và kiến thức chuyên ngành về CTXH.

-          Người học vận dụng được những kỹ năng nghề nghiệp,  kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học vào quá trình học tập và thực hành cung cấp các dịch vụ xã hội.

-          Người học có sức khoẻ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự chủ trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hành nghề nghiệp.

-          Người học có tư duy khoa học, khả năng thực hiện nghiên cứu và tham gia ứng dụng các nghiên cứu khoa học về CTXH, hoạt động công đoàn và người lao động  vào thực tiễn.

-          Người học có đủ năng lực để đáp ứng các cơ hội nghề nghiệp và học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ CTXH sau khi tốt nghiệp

2.4. Tầm nhìn đến năm 2030: Trường trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong khu vực về công nhân – công đoàn. Là trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo quan hệ lao động, an toàn vệ sinh lao động và các ngành về công tác xã hội, xã hội học.

2.5. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

 

a) Về cơ cấu tổ chức:

Các bộ phận

Họ và tên

Số điện thoại, Email

ẢNH

1. Chi ủy Đảng

Bí thư chi ủy

PGS. TS. Đỗ Thị Vân Anh

0936.118.088

vananhdt@dhcd.edu.vn

 

Phó Bí thư chi ủy

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

 maintp@dhcd.edu.vn

 

Ủy viên

TS. Lê Thị Thúy Ngà

 ngaltt@dhcd.edu.vn

 

2. Lãnh đạo khoa

 Trưởng khoa

PGS. TS. Đỗ Thị Vân Anh

 

 

 Phó trưởng khoa

TS. Lê Thị Thúy Ngà

 ngaltt@dhcd.edu.vn

3. Tổ Công đoàn

Tổ trưởng

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

 

 

4. Giáo vụ khoa

ThS. Trương Thị Ly

 lytt@dhcd.edu.vn

 

5. Cố vấn học tập

TS. Lê Thị Thủy

 thuylethi@dhcd.edu.vn

 

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-ĐHCĐ ngày 04 tháng 3  năm 2021

của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công đoàn)

TT

Họ và tên

Chức vụ/đơn vị

Chức vụ

1

PGS,TS. Đỗ Thị Vân Anh

Trưởng khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Công đoàn

- Chủ tịch Hội đồng

2

TS. Lê Thị Thúy Ngà

Phó trưởng khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Công đoàn

- Phó Chủ tịch HĐ

3

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

Giảng viên khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên, Thư ký

4

Nguyễn Quốc Vượng

Giám đốc Trung tâm tư vấn trị liệu trẻ Ánh Sáng

- Ủy viên

5

Dương Thị Thùy

Cán bộ phòng CTXH, Bệnh viện 108

- Ủy viên

6

TS. Nguyễn Hải Hữu

Phó Hiệp hội các trường Đào tạo Công tác xã hội

- Ủy viên

7

TS. Lê Thị Thủy

Giảng viên khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

8

ThS. Trương Thị Tâm

Giảng viên khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

9

TS. Nguyễn Đức Hữu

Giảng viên khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

 (Danh sách gồm có 9 người)

b) Về đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành CTXH:

Tổng số giảng viên của Khoa hiện nay có 18 giảng viên cơ hữu. Hiện độ tuổi bình quân của giảng viên cơ hữu trong Khoa là: 35,6 tuổi; số Phó giáo sư là: 1 (chiếm 5,5%); số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ là: 04 (chiếm 22,2%); số giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, đang làm NCS trong và ngoài nước là: 13 (chiếm 72,2%), số giảng viên cao cấp là: 01, số giảng viên chính là: 02

2.6. Về Quy mô sinh viên trình độ đại học, hệ chính quy: Năm 2020:  474 SV.

3. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành CTXH

CTĐT ngành CTXH bao gồm 126  tín chỉ (chưa bao gồm phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh)

            - Tổng số tín chỉ phải tích luỹ:                 126 tín chỉ

            - Kiến thức giáo duc đại cương:                 45 tín chỉ

            - Kiến thức cơ sở khối ngành:                    21 tín chỉ

            - Kiến thức ngành:                                       50 tín chỉ

            - Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp:    10 tín chỉ

- Số tín chỉ thực hành:                                 19 tín chỉ

3.1. Về Kiến thức:

            Kiến thức giáo dục đại cương: Vận dụng được hệ thống kiến thức về Khoa học, Lý luận Chính trị, Pháp luật và hoạt động Công đoàn trong các hoạt động nghiên cứu và chuyên môn nghiệp vụ.

            Kiến thức cơ sở khối ngành: Áp dụng được các phương pháp NCKH Xã hội, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu. Sử dụng được kiến thức Khoa học Xã hội và nhân văn vào học tập và nghiên cứu. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Tự nhiên để thu thập, phân tích và đánh giá thông tin trong học tập và nghiên cứu, thích ứng với thời đại Công nghiệp 4.0.

            Kiến thức ngành: Vận dụng được những kiến thức cơ sở ngành về CTXH ,về lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách xã hội, hành vi con người và môi trường xã hội, kiến thức về tâm lý học… vào nhận diện, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề xã hội trong hoạt động thực tiễn cũng như trong hoạt động NCKH liên quan đến CTXH. Vận dụng được những lý thuyết khoa học để xác định vấn đề, lý giải các vấn đề và ứng dụng các mô hình can thiệp trong CTXH với những đối tượng cá nhân, nhóm và cộng đồng. Đánh giá được đặc điểm, nhu cầu và các vấn đề gặp phải của những người gặp khó khăn/vấn đề mà họ không thể tự giải quyết được nói chung và của các nhóm đặc thù trong CTXH nói riêng như: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người cao tuổi, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động di cư, nhóm người tham gia tệ nạn xã hội… Thực hành được các phương pháp can thiệp trực tiếp (cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng, tham vấn) và can thiệp gián tiếp (nghiên cứu và vận động chính sách, quản trị CTXH) trong nghiên cứu và thực hành CTXH.

3.2. Về kỹ năng:

            Kỹ năng thực hành nghề nghiệp: Có kỹ năng vận động, xây dựng, thực thi, đánh giá hệ thống chính sách xã hội; kỹ năng tiếp cận, nhận diện và giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; kỹ năng tham vấn đối với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; kỹ năng can thiệp và kết nối nguồn lực cho các nhóm đối tượng trong các lĩnh vực của CTXH; kỹ năng lượng giá các hoạt động can thiệp với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; kỹ năng xây dựng, điều phối các dự án trong CTXH; kỹ năng triển khai nghiên cứu dựa trên thực hành và thực hành dựa trên nghiên cứu; một số kỹ năng bổ trợ khác như phản biện trong hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng trình bày, thuyết trình một vấn đề khoa học

Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Nắm bắt và vận dụng được những kỹ năng giao tiếp căn bản với thân chủ, đồng nghiệp, các cơ quan và tổ chức xã hội.          

Kỹ năng ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ TOEIC 500 điểm. Có khả năng giao tiếp với người nước ngoài. Có thể mở đầu những cuộc hội thoại trong những chủ đề hạn chế. Có khả năng hiểu những yêu cầu và tình huống thông thường. Đọc, hiểu và soạn thảo các tài liệu và các văn bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

Kỹ năng tin học: Đạt được chuẩn kiến thức tin học, sử dụng hiệu quả phần mềm văn phòng và các dịch vụ chính của internet. Kỹ năng đánh máy tính và các thao tác tin học cơ bản và khả năng ứng dụng tin học trong hoạt động chuyên môn.

3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp          

            Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong quá trình NCKH hoặc triển khai các hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh CTXH. Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác trong quá trình hoạt động thực tiễn hoặc NCKH liên quan đến lĩnh vực CTXH. Có khả năng tự định hướng, đưa ra được kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được luận điểm cá nhân trong quá trình hoạt động thực tiễn hoặc NCKH liên quan đến lĩnh vực CTXH. Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động thực tiễn và hoạt động NCKH liên quan đến lĩnh vực CTXH. Có khả năng tự học tập, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về CTXH.

            Tự ý thức bản thân về trách nhiệm đối với thân chủ, đồng nghiệp, cơ quan, nghề nghiệp và xã hội. Có ý thức rõ ràng về trách nhiệm nghề nghiệp với các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề CTXH, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt trong thực hành với thân chủ (cá nhân, nhóm, gia đình, tổ chức, cộng đồng), cam kết thúc đẩy quyền con người, đảm bảo công bằng xã hội. Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội bằng việc thượng tôn pháp luật, tuân thủ chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp.

Người học sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại những vị trí việc làm sau đây:

            Cung ứng dịch vụ CTXH tại các đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn từ Trung ương đến địa phương.

            Làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.

            Làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện…

            Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo có liên quan đến CTXHi.

            Làm việc trong các dự án phát triển cộng đồng của các Bộ, Ban, Ngành

            Làm việc tại các phòng Tổ chức, phòng quản lý Nhân sự, phòng Hành chính của tất cả các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp trong nước.

            Làm việc tại các tổ chức NGOs.

            Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.

            Có thể cung cấp các dịch vụ xã hội trong các lĩnh vực Công tác xã hội (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ,…)

5. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

5.1. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Khoa đã đào tạo được các khóa SVTN CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6AB, CT7AB, CT8AB, CT9AB, CT10ABC, CT11AB, CT12AB, CT13AB với tổng số 1513 cử nhân ngành CTXH ở hệ đào tạo chính quy, và gần 200 cử nhân ngành CTXH ở hệ vừa học vừa làm.

5.2. Thực hiện nhiệm vụ NCKH:

Các giảng viên tham gia nhiều đề tài NCKH ở cấp Bộ, cấp Tổng liên đoàn; tham gia viết giáo trình chuyên ngành để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Các kết quả NCKH được sử dụng để cải tiến việc dạy và học, cụ thể l như đề tài “Kỹ năng giao tiếp của SV Trường” đã áp dụng để đưa môn kỹ năng giao tiếp vào giảng dạy cho SV; đề tài: “Thực hành CTXH đối với trẻ tự kỷ cho SV Khoa CTXH” đã áp dụng để tăng học phần CTXH với trẻ em; đề tài  “Trách nhiệm xã hội của SV khoa CTXH” là cơ sở trong việc hình thành ý thức thái độ của SV trong việc học tập tại trường.

Trong 5 năm vừa qua, Giảng viên trong khoa đã và đang tham gia 4 đề tài cấp Bộ/ Tỉnh, chủ trì 5 đề tài NCKH cấp cơ sở, viết 62 bài báo trong nước và 19 bài báo Quốc tế. Tham gia viết, chủ biên 14 tài liệu, giáo trình, sách chuyên khảo liên quan đến ngành CTXH.

Đối với hoạt động NCKH của SV, có những đề tài mang tính ứng dụng cao với SV, ví dụ như đề tài “CTXH với thanh thiếu niên lạm dụng facebook”; “Vai trò nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ những người vô gia cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”; “CTXH cá nhân với SV bỏ học của Khoa CTXH”. Đặc biệt, đề tài “CTXH cá nhân với nữ giới bị xâm hại tình dục tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” năm 2020 của SV Vũ Thái Bình Dương, Trần Quỳnh Anh đã đạt giải Nhất cấp trường và đạt giải Khuyến khích cấp Bộ. Đề tài đã tìm hiểu tổng hợp làm rõ các khái niệm, nội hàm liên quan, phân tích rõ thực trạng và chỉ ra các nguyên nhân của vấn đề xâm hại tình dục mà thân chủ là nữ giới. SV cũng đã áp dụng được tiến trình can thiệp và trị liệu thành công giúp thân chủ vượt qua vấn đề tâm lý khi bị xâm hại tình dục. Cuối cùng là một vài khuyến nghị đối với chính quyền và các yếu tố vĩ mô như văn hóa, xã hội và pháp luật.

5.3. Về thi đua khen thưởng:

Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể giảng viên của khoa đã đạt được một số thành tích sau:

+ Đối với Chi bộ: Nhiều năm liền Chi bộ đạt danh hiệu: “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

+ Đối với chuyên môn: Khoa vinh dự được Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tặng bằng khen về những thành tích cống hiến ngành CTXH và An sinh xã hội vào năm 2018; Nhiều năm liền Khoa đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến”.

+ Đối với Tổ Công đoàn: Được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam và Công đoàn Trường do “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.

+ Đối với cá nhân: Nhiều GV được tặng Bằng khen của Ban chấp hành TLĐLĐVN; đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp TLĐLĐVN, nhận Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ, bằng khen của Đảng ủy khối…

5.4. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục: Các GV trong Khoa, với sức trẻ, sự năng động, tâm huyết của mình, đều tích cực, cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị tốt giáo án, liên tục cập nhật thông tin, đảm bảo bài giảng hấp dẫn, gắn lý thuyết với thực tiễn. Nhận thức rõ vị trí trung tâm của người học trong công tác đào tạo, các GV trong Khoa luôn cố gắng xây dựng bài giảng và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy tính sáng tạo, tự học, tự nhiên cứu của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa nói riêng và Trường nói chung.

Để đáp ứng nhu cầu xã hội, Khoa mở rộng thêm nhiều lĩnh vực CTXH chuyên ngành, tập trung vào đặc thù của Trường là lĩnh vực CTXH với NLĐ (CTXH với NLĐ di cư, CTXH với NLĐ khu công nghiệp, khu chế xuất) và các lĩnh vực khác như CTXH với trẻ em, CTXH với người già, CTXH với gia đình… Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ Khoa còn mời nhiều GV của các trường đại học có uy tín như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Lao động xã hội, Trường Đại học Sư phạm,… tham gia giảng dạy để vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, vừa học tập kinh nghiệm và chuyên môn giảng dạy. Gần 20 năm xây dựng, trưởng thành, phát triển Khoa đã có những đóng góp nhất định cho mục tiêu phát triển đa ngành của Trường, giúp Trường nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo.

5.5. Các hoạt động hỗ trợ người học

Môi trường học tập tại Khoa không chỉ thể hiện việc giảng dạy trên lớp mà còn thể hiện qua hoạt động tự học, hoạt động thực hành trên lớp, thực hành tại các trung tâm CTXH, trung tâm Bảo trợ xã hội và tại địa phương, một số trường học trung học phổ thông, cộng đồng trên cả nước hoặc tại các tổ chức cơ quan như: các tổ chức phi chính phủ về phát triển như CGFED (Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển), CEPEW (Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ ), Tổ chức Csaga, BluDragon.

Quá trình thực hành môn được giảng viên đánh giá chặt chẽ thông qua 3 sản phẩm: nhật ký thực tập kèm các minh chứng (ảnh, tài liệu), báo cáo thực tập và đánh giá từ cơ sở thực tập. Nhiều học phần thiết kế bài tập đa dạng như học phần Tham vấn, Kỹ năng giao tiếp yêu cầu bài tập lớn là làm một video về một cuộc giao tiếp bất kỳ với thân chủ. Thông qua môn học, sinh viên được rèn luyện về kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải tỏa cảm xúc...

Ngoài ra Khoa thành lập CLB Inspire do sinh viên trong ban chủ nhiệm CLB, nhằm giúp SV thực hành và học tập qua thực tế, thúc đẩy tính chủ động của SV. CLB Inspire đã thực hiện các mảng hoạt động như tổ chức chương trình dự án, truyền thông, nâng cao năng lực tại cộng đồng, thực hiện NCKH SV, tổ chức chương trình thiện nguyện. Bên cạnh đó, CLB Inspire cũng có những hoạt động thúc đẩy tính thực hành chuyên môn qua việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp qua trải nghiệm thực tế. CLB Inspire chính là vườn ươm các bác sĩ tâm hồn thực hiện sứ mạng đi cứu người đang bị bất ổn về vật chất và tinh thần.

 

Trong 5 năm vừa qua, đã có 50 hoạt động của khoa và của câu lạc bộ Inspire tổ chức triển khai cho cả GV và SV để lồng ghép các kiến thức chuyên ngành mang tính lý thuyết và hoạt động thực hành thực tiễn.

6. Một số hình ảnh về hoạt động của khoa.