Báo cáo khảo sát đo lường năm 2017

  • 119

Báo cáo khảo sát đo lường năm 2017

Báo cáo khảo sát đo lường năm 2017
NG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Số: 03/BC-ĐHCĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 01  năm 2018

 

 

 

 

BÁO CÁO

Khảo sát đo lường năm 2017 về sự hài lòng của sinh viên đối

với dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Công đoàn

 

Cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục công được xem là một trong những mục tiêu quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động sự  nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sự  ảnh hưởng của các yếu tố  bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế  thị  trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công mà dần thay đổi thành “dịch vụ  giáo dục”. Theo đó, giáo dục trở  thành một loại dịch vụ  và khách hàng (sinh viên, phụ  huynh) có thể  bỏ  tiền ra để  đầu tư và sử  dụng một dịch vụ  mà họ  cho là tốt nhất.

Song song với việc chuyển từ  hoạt động phúc lợi công sang dịch vụ công và tư, một thị  trường giáo dục dần dần hình thành và phát triển trong đó cách hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục đua nhau ra đời để  đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, vừa làm vừa học, chuyên tu, hoàn chỉnh đến liên thông, đào tạo từ xa,... Từ đó nảy sinh các vấn đề  như chất lượng đào tạo kém, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, sự xuống cấp đạo đức học đường, chương trình và nội dung giảng dạy nặng nề  và không phù hợp với thực tế...đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên mặt báo, trên các chương trình thời sự cũng như trên các phương tiên thông tin đại chúng khác, điều này dẫn đến sự hoang mang đối với công chúng, đặc biệt là khi họ  lụa chọn trường cho con em mình theo học. Nhằm giải quyết các mối lo ngại đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện nỗ lực của mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa Kiểm định chất lượng giáo dục vào Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đích của việc kiểm định này giúp cho các nhà quản lý, các trường đại học xem xét toàn bộ hoạt động của Nhà trường một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động của Nhà trường theo một chuẩn nhất định; giúp cho các trường đại học định hướng và xác định chuẩn chất lượng nhất định và nó tạo ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ đó là tự đánh giá và đánh giá ngoài. Thực hiện Quyết định số 3982/QĐ-BGDĐT ngày 17 tháng 09 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công”, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

Căn cứ Công văn số 2929/BGDĐT-GDĐH ngày 11/07/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành công cụ và triển khai khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công, năm 2017. Trường Đại học Công đoàn đã ban hành kế hoạch số 48/KH-ĐHCĐ ngày 29/9/2017 của Hiệu trưởng Nhà trường về việc tổ chức khảo sát về sự hài lòng của sinh viên với các dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Công đoàn, năm 2017, kế hoạch nêu rõ mục tiêu, đối tượng, yêu cầu khảo sát, hình thức triển khai và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận với mong muốn nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu, mong muốn của sinh viên để có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng sự hài lòng của sinh viên.

          I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

          1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục công được thực hiện nhằm đánh giá một cách khoa học, khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ của trường đại học Công đoàn thông qua việc tìn hiểu cảm nhận của sinh viên.

Kết quả khảo sát là cơ sở để Ban Giám hiệu và các bộ phận trong Trường Đại học Công đoàn xác định nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên để có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sinh viên và đảm bảo sự hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ giáo dục của Nhà trường nói riêng và dịch vụ giáo dục công nói chung.

          1.1. Mục tiêu cụ thể

          - Xác định được mức độ hài lòng của sinh viên đối với cách thức cung ứng dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Công đoàn.

          - Xác định được mức độ hài lòng của sinh viên đối với các điều kiện cung ứng dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Công đoàn.

          - Xác định được mức độ hài lòng của sinh viên đối với môi trường giáo dục của Trường Đại học Công đoàn.

          - Xác định được mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng của dịch vụ (sự phát triển về thể lực, trí lực, khả năng thích ứng, tìm việc làm... của người học).

          - Công bố mức độ hài lòng của sinh viên đối với từng trình độ, ngành học của Trường Đại học Công đoàn.

          - Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trường Đại học Công đoàn một số biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, các điều kiện cung ứng cũng như cách thức cung ứng dịch vụ giáo dục của Nhà trường.

          2. Đối tượng, phạm vi khảo sát

          Là sinh viên đại học chính qui của 3 khoa: Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động, mỗi khoa chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên. Kết quả đã thu thập ý kiến phản hồi và đánh giá sự hài lòng của 306 sinh viên. Cơ cấu mẫu khảo sát như sau:

 

 

 

 

 

 

Khách thể

Đặc điểm

Số lượng

Tỉ lệ %

Giới tính

Nam

92

30.1

Nữ

214

69.9

Dân tộc

Kinh

298

97.4

Khác

8

2.6

Năm học

1

55

18.0

2

81

26.5

3

87

28.4

4

83

27.1

Ngành học

BHLD

97

31.7

QTKD

109

35.6

XHH

100

32.7

Tổng

 

306

100

3. Yêu cầu khảo sát

3.1. Khảo sát, đo lường đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục của Nhà trường phải đảm bảo tính khách quan, trung thực.

          3.2. Mẫu khảo sát phải được chọn ngẫu nhiên trong số sinh viên chính qui của các khoa được khảo sát, đảm bảo tính đại diện cho số sinh viên về vùng, miền, giới tính, độ tuổi….

            3.3. Số lượng sinh viên được khảo sát phải trong phạm vi mẫu khảo sát đã chọn.

          4. Kế hoạch triển khai

          4.1. Trước ngày 10/10/2017  Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động lựa chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên của từng khoa và chuẩn bị phiếu hỏi (theo mẫu của Bộ Giáo dục và đào tạo).

          4.2. Từ ngày 11/10 đến 20/10/2017 các khoa Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động tiến hành khảo sát theo phiếu hỏi.

          4.3. Phòng Đào tạo xử lý số liệu, tổng hợp và viết báo cáo trình Hiệu trưởng trước ngày 31/10/2017.

          5. Phương pháp khảo sát

          Khảo sát được thực hiện với sự tham gia trả lời của sinh viên đang theo học trong trường. Phương pháp chọn phân tầng để lựa chọn một đồng đều số lượng các khoa được khảo sát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

          6. Tổ chức thực hiện

          6.1. Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch, phối hợp hướng dẫn các Khoa Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động trong việc khảo sát; Lập báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          6.2. Căn cứ vào kế hoạch trên, Hiệu trưởng yêu cầu Lãnh đạo các phòng Đào tạo, Công tác sinh viên và các Khoa Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động nghiêm túc thực hiện. 

          II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Mức độ hài lòng của sinh viên về tiếp cận dịch vụ giáo dục của trường Đại học Công đoàn

  Thông tin về các cơ sở giáo dục là một yêu cầu rất quan trọng của người học trước và trong quá trình đào tạo. Kết quả khảo sát thể hiện có 80,4% số người được hỏi hài lòng về các thông tin được Nhà trường cung cấp. Các thông tin được Nhà trường cung cấp gửi đến sinh viên đó là các thông tin về tuyển sinh như các ngành học, môn học, số tín chỉ cần tích lũy, học cùng lúc 02 chương trình, các thông tin về địa điểm học, tiền học phí trong quá trình học.

Cùng với quá trình cải cách hành chính trong cả nước, trường Đại học Công đoàn cũng thực hiện công tác này trong trường học. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng về thủ tục hành chính trong trường học thể hiện có 72,8% hài lòng về các thủ tục hành chính trong trường học. Với các quy định, trình tự được thông qua các khoa, phòng, bộ môn luôn lấy sinh viên làm trọng tâm, trợ giúp và giải quyết các thủ tục hành chính của sinh viên như nhập học, đăng kí môn học, mở các lớp theo nhu cầu thực tế, làm thẻ inh viên, thẻ thư viện.. Các công tác này được thực hiện một cách nhanh chóng và được sinh viên đánh giá khá cao.

Một vấn đề được sinh viên và gia đình quan tâm là học phí và các khoản thu khác trong quá trình học tập. Kết quả khảo sát thể hiện có 60,5% hài lòng về học phí và các khoản thu khác trong Nhà trường hiện nay. Thực hiện lộ trình về tự chủ, trường Đại học Công Đoàn đã căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh học phí một cách phù hợp nhất với sự phát triển của Nhà trường. Hiện nay, học phí được Nhà trường quy định là 220.000 đồng/tín chỉ đối với các ngành Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân lực; Kế toán; Tài chính ngân hàng; Quan hệ lao động; Luật; Công tác xã hội; Xã hội học; là 230.000đ/tín chỉ đối với sinh viên ngành kỹ sư Bảo hộ lao động. Mức thu này được xây dựng theo qui định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí học tập. Mức học phí này được đại bộ phận người học qua khảo sát đánh giá thấp hơn mức thu trung bình của một số trường đại học có điểm tương đương. Bên cạnh đó, ngoài học phí Nhà trường không thu thêm bất kỳ một loại phí nào khác. Do vậy, về góc độ học phí và các khoản thu khác được sinh viên đánh giá ở mức khá. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

Các chính sách hỗ trợ của nhà nước về các đối tượng chính sách luôn được Nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc. Kết quả khảo sát thực hiện có 82,0% hài lòng về quá trình thực hiện các chính sách của Nhà trường đối với các sinh viên thuộc diện chính sách như con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, người dân tộc ít người…

Đánh giá: Từ kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên về các dịch vụ thể hiện 50,6% sinh viên hài lòng về dịch vụ hiện nay của trường Đại học Công đoàn. Kết quả này thể hiện sự khá hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ của trường. Tuy nhiên một số lượng sinh viên vẫn còn phân vân hoặc chưa hài lòng với các dịch vụ của Nhà trường. Qua kết quả khảo sát thể hiện trường cần phải phát huy hơn nữa về dịch vụ Nhà trường. Kết quả khảo sát thể hiện nhóm nam có mức độ hài lòng nói chung về tiếp cận dịch vụ giáo dục trong trường  cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0.002 và hệ số Cramer's V=0.234. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

2. Mức độ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất của trường Đại học Công đoàn

Hệ thống cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động giáo dục, nó có khả năng ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Kết quả thể hiện có 46,4% sinh viên hiện nay hài lòng với cơ sở vật chất của Nhà trường. Hệ số này tương đối thấp. Hiện nay, Nhà trường đã cải tạo rất nhiều cơ sở vật chất như bàn ghế, hệ thống loa đài, ánh sáng, các dịch vụ vệ sinh… Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sinh viên đặt ra. Diện tích của Nhà trường hiện nay so với một số trường khác tương đối nhỏ, nhiều hạng mục công trình như nhà thể chất, sân bóng còn hạn chế, phòng học cũng đã được xây dựng từ nhiều năm trước. Nhà trường đang nâng cấp cải tạo các phòng học, thay mới các loại bàn ghế không hợp chuẩn để tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường học tập tốt nhất. Qua kết quả khảo sát thể hiện trường cần phải phát huy hơn nữa về dịch vụ Nhà trường. Kết quả khảo sát thể hiện nhóm nam có mức độ hài lòng về hệ thống phòng học, giảng đường, phòng chức năng, khu hoạt động thể thao. văn hoá (diện tích, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, vệ sinh) trong trường  cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0.020 và hệ số  Cramer's V=0.195. Đồng thời sinh viên khoa Xã hội học có mức độ hài lòng cao hơn các sinh viên khoa khác trong quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên khoa Bảo hộ lao động có mức độ hài lòng cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

Khi sinh viên lên Hà Nội học tập, một sự quan tâm rất lớn của sinh viên và gia đình đó là nơi ở. Khu vực kí túc xá luôn là địa điểm đầu tiên mà gia đình và sinh viên có nhu cầu muốn ở vì rất gần trường, thuận tiện đi lại và cũng tạo không gian sinh hoạt, học tập thuận lợi cho sinh viên. Theo kết quả khảo sát có 39,8% sinh viên được hỏi hài lòng với khu vực KTX của trường. Đây cũng là một kết quả khá khiêm tốn trong đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất. KTX của Nhà trường đã được xây dựng từ nhiều năm trước, do đó những thiết kế đó có thể ít phù hợp với phong cách hiện đại. Trong những năm qua, Nhà trường đã cải tạo các khu vực xuống cấp tại các khu nhà trong KTX như khu vực nhà vệ sinh, thay thế các vật dụng trong phòng ở, sơn lại tường, thay thế các bồn nước nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho sinh vên. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

Ứng dụng CNTT trong trường học luôn là vấn đề được Nhà trường quan tâm. Theo kết quả khảo sát thể hiện có 44,8% hài lòng với ứng dụng CNTT trong trường học. Thông tin đối với các hoạt động học tập là hết sức cần thiết. Do vậy, Nhà trường đã lắp đặt hệ thống Internet ở khu vực KTX, phòng internet tại thư viện và một số khu vực giảng đường, mạng wifi cũng đươc phủ sóng. Trong những năm qua, Nhà trường lắp đặt toàn bộ hệ thống máy chiếu tại các khu giảng đường để quản lý sinh viên. Trong những năm tới, Nhà trường sẽ cố gắng mở rộng hệ thống mạng Internet trong toàn trường và tại tất cả các khu giảng đường để phục vụ quá trình học tập.

Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

Ở mức độ đánh giá duy nhất về hoạt động đào tạo trong Nhà trường thì có 61,7% sinh viên hài lòng về các hoạt động đào tạo. Trong đào tạo tín chỉ hệ thống thư viện là một yếu tố then chốt trong quá trình đào tạo. Kết quả nghiên cứu thể hiện có 37,9% hài lòng với thư viện của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu thể hiện mức độ hài lòng trung bình đối với thư viện của Nhà trường.

Đánh giá: Từ kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất thể hiện 79,7% sinh viên hài lòng về dịch vụ hiện nay của trường Đại học Công đoàn. Kết quả này thể hiện sự khá hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất của trường. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên khoa Bảo hộ lao động có mức độ hài lòng cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng sinh viên vẫn còn phân vân hoặc chưa hài lòng về cơ sở vật chất của trường. Qua kết quả khảo sát thể hiện trường cần phải phát huy hơn nữa về cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu của người học.

3. Mức độ hài lòng của sinh viên về môi trường đào tạo của trường Đại học Công đoàn

Một môi trường trong sạch luôn là điều kiện cần thiết để sinh viên có thể học tập tốt nhất. Kết quả khảo sát thể hiện 79,7% sinh viên hài lòng về môi trường tự nhiên (không khí, cây xanh…) của trường. Mặc dù Nhà trường có diện tích nhỏ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống cây xanh trong trường còn hạn chế. Song Nhà trường luôn có một đội ngũ lao công dọn dẹp quanh khuôn viên của trường, đồng thời để dành ra những khu học tập ngoài trời cho sinh viên học tập. Môi trường tự nhiên trong sạch sẽ giúp sinh viên được học tập trong bầu không khí trong lành, giảm ô nhiễm, giảm khói bụi, giảm tiếng ồn… làm cho sinh viên có không gian học tập trong lành nhất. Trong những năm tới, Nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư và xây dựng các khu học tập ngoài trời cho sinh viên để phục vụ nhu cầu học tập trong môi trường tự nhiên của sinh viên.

Tình trạng an ninh, an toàn ở trường và khu vực quanh trường luôn là vấn đề mà sinh viên và gia đình quan tâm khi lựa chọn trường học cho con. Kết quả khảo sát thể hiện 76,5% sinh viên hài lòng về tình trạng an ninh, an toàn ở trương và khu vực quanh trường. Kết quả nghiên cứu thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về môi trường an ninh ở trường ở mức khá. Trong những năm qua, Nhà trường luôn có một hệ thống bảo vệ ở trường và tại khu vực quanh trường, tại các khu kí túc xá cũng được nhà người phân công người quản lý từng khu vực, do đó, tình trạng trộm cắp, đánh nhau… gây mất trật tự công cộng ở trong và ngoài trường rất ít, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng mất đồ tại các khu vực kí túc xá. Trong những năm tới, Nhà trường sẽ nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong trường và khu vực xung quanh trường. 

Giữ vai trò quyết định trong chất lượng giảng dạy và học tập, môi trường đào tạo luôn là yếu tố được ưu tiên trong việc lựa chọn trường học, ngành học của sinh viên và gia đình. Kết quả nghiên cứu thể hiện 67,4% sinh viên hài lòng về thái độ của các giảng viên trong hoạt động đào tạo. Thái độ của các giảng viên trong hoạt động đào tạo bao gồm: sự nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ sinh viên…Thái độ của các giảng viên thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình của giảng viên đến người học. Thái độ của giảng viên càng tốt thì môi trường học tập của người học càng tốt, sinh viên càng cởi mở, càng tự tin hơn trong giao tiếp và học tập; ngược lại, thái độ của giảng viên không tốt sẽ tạo ra môi trường học tập căng thẳng, chất lượng đào tạo cũng không được nâng cao.

Bên cạnh thái độ của các giảng viên, cách làm việc của lãnh đạo Nhà trường trong việc tiếp nhận những ý kiến phản hồi của sinh viên và các hoạt động của Nhà trường cũng là yếu tố đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môi trường đào tạo. Kết quả khảo sát thể hiện 52,6% sinh viên hài lòng về  cách làm việc của lãnh đạo Nhà trường trong việc tiếp nhận những ý kiến phản hồi của sinh viên và các hoạt động của Nhà trường. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên chỉ ở mức trung bình cho thấy, cách làm việc của lãnh đạo Nhà trường chưa thật sự hiệu quả. Trong những năm qua, mặc dù lãnh đạo Nhà trường luôn tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại giữa sinh viên với hiệu trưởng vào đầu năm học để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, song vẫn chưa thật sự đem lại hiệu quả. Trong những năm tới, lãnh đạo Nhà trường sẽ quan tâm hơn nữa đến việc tiếp nhận những ý kiến phản hồi của sinh viên và các hoạt ðộng của nhà trýờng. Kết quả khảo sát thể hiện nhóm nam có mức độ hài lòng về với cách lãnh đạo Nhà trường tiếp nhận ý kiến phản hồi của sinh viên về các hoạt động trong Nhà trường cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0.048 và hệ số Cramer's V=0.177. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

Đánh giá: Từ kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên về môi trường đào tạo thể hiện 56,8% sinh viên hài lòng về môi trường đào tạo hiện nay của trường Đại học Công Đoàn. . Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên khoa Quản trị kinh doanh có mức độ hài lòng cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.Kết quả này thể hiện sự hài lòng của sinh viên đối với môi trường đào tạo của trường chỉ ở mức trung bình khá, vẫn còn một số lượng lớn sinh viên còn phân vân hoặc chưa hài lòng về môi trường đào tạo của trường. Qua kết quả khảo sát thể hiện trường cần phải phát huy hơn nữa về môi trường đào tạo để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của sinh viên.

4. Mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường Đại học Công đoàn

          Đào tạo theo tín chỉ là một hình thức đào tạo tập trung vào người học, lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên lựa chọn thời gian học, giảng viên giảng dạy… Theo đánh giá của sinh viên có 67,6% sinh viên hiện nay hài lòng với hình thức đào tạo theo tín chỉ của Nhà trường. Với hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể sắp xếp thời gian phù hợp với đặc điểm cá nhân, có thể học nhanh, học vượt để ra trường sớm, có thể học cải thiện những môn học để nâng cao kiến thức.

          Trong quá trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên chính là cầu nối tri thức của sinh viên. Nếu phương pháp của giảng viên tốt sẽ cuốn hút người học, tạo ra môi trường giúp sinh viên tìm hiểu, khám phá khoa học, thúc đẩy năng lực hoc để họ tự trưởng thành còn ngược lại nếu phương pháp giảng dạy chưa tốt sẽ triệt tiêu các động lực học tập của sinh viên, tạo ra những tâm lý tiêu cực. Theo đánh giá của sinh viên có 63,1% sinh viên hài lòng với phương pháp giảng dạy của giảng viên hiện tại trong trường. Như vậy, sinh viên có sự hài lòng ở mức độ trung bình đối với phương pháp giảng dạy của giảng viên.

          Quá trình học tập của sinh viên được đánh giá bằng kết quả kiểm tra. Thông qua quá trình đánh giá giảng viên sẽ kiểm tra được năng lực học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát thể hiện có 67,3% sinh viên được hỏi hài lòng về các hoạt động kiểm tra đánh giá hiện nay của Nhà trường. Các hoạt động kiểm tra đánh giá đối với sinh viên hiện nay có nhiều hình thức như: bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thi tự luận, tiểu luận, vấn đáp, trắc nghiệm tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học để đảm bảo sinh viên thể hiện được hết năng lực học tập của mình cũng như đảm bảo sự công bằng trong kiểm tra đánh giá sinh viên.

Các thông tin vè việc làm đối với sinh viên và đặc biệt là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hết sức quan trọng. Theo khảo sát có 46,4% hài lòng về những thông tin, việc làm mà Nhà trường cung cấp cho sinh viên. Hàng năm, Nhà trường kết hợp với nhiều tổ chức thực hiện các chương trình “Ngày hội việc làm” cho sinh viên. Bên cạnh đó, các khoa từng thầy cô cũng là những cầu nối giữa sinh viên và các đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên, số lượng việc làm được tạo ra chưa cao. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên khoa Bảo hộ lao động có mức độ hài lòng cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê

Đánh giá: Từ kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo thể hiện 61,7% sinh viên hài lòng về hoạt động đào tạo hiện nay của trường Đại học Công Đoàn. Kết quả này thể hiện sự khá hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của trường. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng sinh viên vẫn còn phân vân hoặc chưa hài lòng về hoạt động đào tạo của trường. Qua kết quả khảo sát thể hiện trường cần phải phát huy hơn nữa về hoạt động đào tạo để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của sinh viên.

5. Về kỹ năng hoàn thiện bản thân của sinh viên của trường Đại học Công đoàn

Kết quả khảo sát thể hiện có 53,9% cho rằng thông qua quá trình học tập tại trường mình ngày càng hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn kiến thức nghề nghiệp phẩm chất đạo đức, nhân cách cá nhân. Nhà trường là cái nôi đào tạo và hoàn thiện các kỹ năng mà trong đó kỹ năng đầu tiên là kỹ năng về chuyên môn để ra trường sinh viên có khả năng làm việc, cùng với đó là nhân cách con người, đạo đức cá nhân. Trường học là nơi rèn đức luyện tài để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng về học phí và các khoản thu khác cao hơn các sinh viên của khoa khác trong trường một cách có ý nghĩa thống kê.

Bên cạnh kiến thức và chuyên môn đó là những kỹ năng giúp sinh viên độc lập trong đó có những kỹ năng như kỹ năng tự học, kỹ năng sáng tạo.Kết quả khảo sát có 51,6% hài lòng với sự tiến bộ của bản thân trong những hoạt động này. Khi lên đại học, sinh viên có môi trường học tập hoàn toàn khác biệt so với học trung học phổ thông. Sinh viên phải tự học, tự ra quyết định và chưa trách nhiệm về những quyết định của mình. Môi trường THPT không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là giúp sinh viên tìm hiểu khám phá bản thân cũng như thế giới, thông qua đó sinh viên có thể tự lập. Thông qua quá trình tự học và nghiên cứu khoa học để tìm ra những thành quả khoa học mới. Thông qua hoạt động này, sinh viên cũng thực hiện ước mơ hoặc tìm thấy những kiến thức sau khi học sẽ áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế. Có 54,2% hài lòng về những kiến thức, kỹ năng họ đã học được giúp sinh viên giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập tại trường.

Kết quả khảo sát thể hiện nhóm nam có mức độ hài lòng về sự tiến bộ của bản thân trong kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo qua thời gian học tại trường  cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0.006 và hệ số  Cramer's V=0.219

Trong trường Đại học không chỉ rèn luyện cho sinh viên kiến thức, sự độc lập, tự chủ, sự sáng tạo cá nhân mà còn rèn luyện cho sinh viên trở thành những con người xã hội. Theo kết quả khảo sát có 62,7% hài lòng về những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm của mình. Trong quá trình học, thông qua các giờ học, bài tập nhóm, tiểu luận, thực tế môn học, sinh viên được rèn luyện quá trình giao tiếp, thảo luận trên lớp, thuyết trình với những người khác. Họ phải thích nghi với những người khác để cùng hoàn thiện những công việc được giao. Do vậy, họ đánh giá tương đối cao về mức độ hài lòng đối với kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Theo đánh giá chung về quá trình đào tạo trong trường học, có 53,3% hài lòng. Như vậy, số lượng hài lòng chiếm hơn nửa số lượng được khảo sát. Như vậy có hơn một nửa sinh viên đang theo học hài lòng với kết quả đào tạo của trường. Số sinh viên còn lại mong muốn Nhà trường tiếp tục đổi mới để có thể nâng ao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường.

Đánh giá:  Thông qua quá trình nghiên cứu, sinh viên cũng đánh giá chung về dịch vụ giáo dục của Nhà trường có 65,1% hài lòng về các dịch vụ của Nhà trường, 25,2% sinh viên chưa có đánh giá cụ thể và có một số lượng ít sinh viên chưa thực sự hài lòng về các dịch vụ giáo dục của trường Đại học Công Đoàn. Với mức độ hài lòng chỉ đạt mức khá song trường Đại học Công Đoàn sẽ cố gắng khắc phục và đổi mới các hoạt động  giáo dục nhằm phục vụ người học trong tương lai. Qua nghiên cứu thể hiện nhóm nam có mức độ hài lòng về dịch vụ giáo dục trong trường  cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0.026 và hệ số  Cramer's V= 0.190

  III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NĂM 2017

Kết quả khảo sát phản ánh mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ giáo dục trường đại học Công đoàn. Kết quả khảo sát thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên hiện nay chỉ đạt mức khác. Sinh viên đánh giá cao các tiêu chí: Tiếp cận dịch vụ giáo dục; Môi trường giáo dục; Hoạt động giáo dục và Kết quả giáo dục, tiêu chí Cơ sở vật chất sinh viên có mức độ hài lòng thấp. Các sinh viên nam có mức độ hài lòng cai hơn các sinh viên nữ, đồng thời sinh viên năm thứ nhất có mức độ hài lòng cao hơn các khóa sinh viên năm 2 năm 3. Qua khảo sát đã phản ánh được thực trạng của việc cung cấp dịch vụ giáo dục công tại trường Đại học Công đoàn. Kết quả khảo sát cho thấy đây là số liệu đáng tin cậy, khách quan, phản ánh được phần nào những nhận xét, đánh giá của sinh viên đối với việc cung ứng dịch vụ giáo dục công; phản ánh được những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của sinh viên đối với việc cung ứng dịch vụ giáo dục công trong thời gian đến, cụ thể là:

          1. Những ưu điểm

1.1. Công tác khảo sát đã tiến hành đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về thời gian theo kkế hoạch; các phiếu khảo sát đã được thực hiện tương đối khách quan, trung thực và đảm bảo chất lượng.

1.2. Việc tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục công với hình thức lấy phiếu ý kiến trực tiếp đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và sự hợp tác tích cực của đại bộ cán bộ, giảng viên, sinh viên; góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác cải cách hành chính; làm cho sinh viên cảm nhận được sự quan tâm của Ban Giám hiệu, các khoa, phòng trong toàn trường. Qua khảo sát cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động thấy được việc cung ứng dịch vụ giáo dục là vấn đề mang tính thời sự, liên quan mật thiết đến việc nâng cao uy tín, thương hiệu và khả năng thu hút người học, cũng như sự phát triển của Nhà trường.

1.3. Công tác khảo sát đã giúp cho Ban Giám hiệu; lãnh đạo các khoa, phòng chức năng; viên chức; giảng viên trong trường Đại học Công đoàn:

- Phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc phục vụ, cung ứng dịch vụ giáo dục cho sinh viên của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Nhà trường; đồng thời nắm bắt được những nhận xét, đánh giá, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của sinh viên về các vấn đề của Nhà trường trong thời gian tới.

- Góp phần thay đổi được nhận thức, tác phong và lề lối làm việc; nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, giảng viên và người lao động trong Trường Đại học Công đoàn.

          2. Những tồn tại, hạn chế

Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh được những vấn đề sau:

- Dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Công đoàn vẫn còn hạn chế. Việc cung cấp thông tin về trường, ngành học, các mục tiêu nghề nhiệp chưa được phổ biến trên nhiều kênh thông tin đại chúng kiến ít người biết. Các chính sách hỗ trợ cho sinh viên còn ít, mới chỉ tập trung cho con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo. Chưa huy động được nhiều tự xã hội, cũng như xã hội hóa hoạt động này nhằm tạo nguồn lực để hỗ trợ cho sinh viên.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của Nhà trường vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và cần cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

- Môi trường đào tạo, đặc biệt việc tiếp nhận và phản hồi ý kiến của sinh viên về các hoạt động, dịch vụ giáo dục cần đổi mới, nâng. Tăng cường và cải thiện cách thức giao tiếp giữa các bộ phận chức năng và sinh viên tạo cho người học cảm thấy kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và chuyên nghiệp, đặc biệt trong giải quyết các công việc có liên quan quyền lợi của sinh viên.

- Hoạt động đào tạo hiện tại còn hạn chế, trong thời gian tới Nhà trường cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, trước mắt, tập trung: Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo các ngành học, các bậc học; Thẩm định và ban hành bộ đề cương, bài giảng, giáo trình các học phần; Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin của nhà trường; Kiểm tra, sửa chữa và bổ sung, nâng cấp thường xuyên cơ sở vật chất hiện có; Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập; Từng bước cải tiến và áp dụng mô hình quản trị mới vào công tác quản lý dạy và học trong Nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của sinh viên.

- Dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Công đoàn được đa phân sinh viên đánh giá ở mức khá, Nhà trường cần đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm phục vụ người học tốt hơn trong tương lai.

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Bộ GDĐT (để báo cáo);

- Lãnh đạo Nhà trường (để biết);

- Các khoa, phòng, BM (để thực hiện);

- Lưu VT, P. ĐT.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

PGS. TS  Phạm Văn Hà

 

 

Ghi chú:

Các văn bản kèm theo

Xem ở đây

Xem ở đây

Chia sẻ:

Tin tức liên quan