Hội thảo khoa học “Giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA”

  • 130

Hội thảo khoa học “Giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA”

Thực hiện kế hoạch số 111/KH-ĐHCĐ, ngày 31/05/2022, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA”; Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ đề tài theo đơn đặt hàng của Bộ Công Thương: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA” do TS. Trần Thị Bảo Khanh – Giảng viên khoa Quản trị nhân lực làm chủ nhiệm.

 HỘI THẢO KHOA HỌC

 

“GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG,

CÔNG ĐOÀN TRONG CPTPP VÀ EVFTA”

 

  Thực hiện kế hoạch số 111/KH-ĐHCĐ, ngày 31/05/2022, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA”; Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ đề tài theo đơn đặt hàng của Bộ Công Thương: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA” do TS. Trần Thị Bảo Khanh – Giảng viên khoa Quản trị nhân lực làm chủ nhiệm.

Hội thảo được chủ trì bởi TS. Lê Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự và tham luận tại hội thảo có TS. Lê Huy Khôi đại diện của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công, Bộ Công Thương; TS. Nguyễn Thu Hằng đại diện Ban Chính sách - Pháp luật; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; cùng với viên chức, người lao động Nhà trường và Nhóm nghiên cứu đề tài.

Toàn cảnh hội thảo khoa học

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Mạnh Hùng cho rằng, khi Việt Nam gia nhập CPTPP và EVFTA đã có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực lao động và công đoàn, đặc biệt là trong lĩnh vực công đoàn. Bởi sau khi gia nhập CPTPP và EVFTA, bên cạnh tổ chức công đoàn, người lao động có quyền tham gia vào tổ chức khác, cũng đại diện cho người lao động, vị thế của hệ thống Công đoàn có khả năng bị giảm sút. Từ đó, vấn đề cấp bách đặt ra là hệ thống Công đoàn cần thay đổi về phương thức và hình thức hoạt động để phù hợp với yêu cầu tình hình mới.

TS. Lê Mạnh Hùng phát biểu khai mạc hội thảo

Tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Thu Hằng đã chỉ rõ những cam kết về lao động và công đoàn khi Việt Nam ra nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; phân tích những thuận lợi và khó khăn của Công đoàn Việt Nam khi phải cạnh tranh với tổ chức đại diện mới của người lao động tại doanh nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi cam kết về lao động, công đoàn. Đây là những gợi ý có giá trị lý luận và thực tiễn giúp cho Nhóm nghiên cứu hoàn thiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài.

TS. Nguyễn Thu Hằng phát biểu tham luận

Đại điện cơ quan đặt hàng, TS. Lê Huy Khôi tiếp tục khẳng định những tác động của hiệp định thương mại tư do thế hệ mới đến lao động và công đoàn. Từ đó, đã đưa ra hệ thống khuyến nghị và 6 giải pháp nhằm vượt qua các cam kết về lao động và công đoàn trong bối cảnh thực thi các cam kết trong các FTAs thế hệ mới của Việt Nam.

TS. Lê Huy Khôi đóng góp ý kiến tại hội thảo.

Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trao đổi, góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài Nhà trường. Các ý kiến đóng góp thể hiện sự tập trung trong việc đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để đảm bảo thực thi cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP và EVFTA, đây chính là một trong những cơ sở để nhóm nghiên cứu tham khảo, điều chỉnh, nâng cao chất lượng đề tài.

Dưới đây là một số hình ảnh:

TS. Nguyễn Hải Hoàng – Trưởng phòng Quản lý Khoa học

Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Thị Bảo Khanh phát biểu

TS. Nguyễn Mạnh Thắng – Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học

TS. Phạm Phương Lan – Khoa Lý luận chính trị

TS. Phùng Thế Hùng – Trưởng Khoa Quản trị Nhân lực

TS Nguyễn Huy Khoa – Phó Trưởng khoa Luật

Nguyễn Văn Đức – Phòng Quản lý Khoa học

 

 

Tham khảo tại hội thảo, TS. Nguyễn Thu Hằng đã chỉ rõ những cam kết về lao động và công ty khi Việt Nam ra nhập các hiệp hội thương mại tự do thế hệ mới; phân tích những lợi ích và khó khăn của công đoàn Việt Nam khi phải cạnh tranh với tổ chức mới của người lao động tại doanh nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy công việc thực thi cam kết về lao động, công đoàn. Đây là những gợi ý có giá trị luận và thực hiện giúp Nhóm nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Chia sẻ:

Tin tức liên quan